Các quy định của pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiện các giao dịch cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của mình, một trong những nội dung không thể thiếu đó là quy định về các hình thức sở hữu.
Hình thức sở hữu là gì?
Hình thức sở hữu được hiểu là cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong một chế độ sở hữu.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có 3 hình thức sở hữu tài sản là : sở hữu tài sản toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung và có các quy định cụ thể về hình thức sở hữu này.
- Sở hữu toàn dân
Sở hữu toàn dânlà hình thức sở hữu đặc biệt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn thể nhân dân. Do đó, tài sản thuộc sở hữu toàn dân được xác định là những tài sản quan trọng của quốc gia như Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất Đất nước.
Do đặc thù về chủ thể sở hữu nên việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quy định là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước sẽ thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân và trách nhiệm của Chính phủ là thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng tài sản đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm. Việc chiếm hữu , sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do luật định/
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân có thể được đầu tư vào doanh nghiệp, giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang hoặc giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp quản lý, sử dụng. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang thì nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản đúng mực đích theo quy định của pháp luật. Tương tự như vậy, nhà nước có quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định phù hợp với chức năng nhiệm vụ được quy định trong điều lệ của tổ chức đó. Tổ chức, cá nhân nếu có quyền khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân như sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác thì phải đảm bảo mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Sở hữu riêng
Sở hữu riênglà sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân. Nói cách khác chỉ có một chủ thể là chủ sở hữu đối tài sản. Pháp luật không có hạn chế về số lượng, giá trị của tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục địch khác không trái pháp luật. Bên cạnh đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hạn chế này cũng thường có trong quy định về sở hữu ở nhiều quốc gia.
- Sở hữu chung
Sở hữu chunglà sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Do đó, đối với sở hữu chung, việc phân định quyền sở hữu đối với từng chủ sở hữu luôn có ý nghĩa quan trọng. Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Sở hữu chung được pháp luật phân loại theo cách thức ohaan định quyền sở hữu giữa các chủ thể, bao gồm sở hữu chung theo phần và sở chung hợp nhất.
Sở hữu chung theo phầnlà sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩ vị đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: sở hữu của các thành viên công tý trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông của công ty cổ phần là sở hữu chung theo phần, vì quyền và nghĩa vụ của từng thành viên, cổ đông đưuọc các định theo tỷ lệ góp vốn vào công ty. Sở hữu của các thành viên gia đình cũng được xưm là sở hữu chung theo phần, nếu không có thỏa thuận khác, trừ trường hợp tài sản thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận ( gọi là sở hữu chung hỗn hợp) cũng được coi là sở hữu chung theo phần.
Sở hữu chung hợp nhấtlà sở hữu chung mà trong đó, phân quyền sở hữu của mỗi chủ thể sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Pháp luật quy định các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].