(TDGTS- Quyền sở hữu tài sản)–Hệ thống pháp luật dân sự của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có cách tiếp cận khác nhau về chế định tài sản và quyền sở hữu. Quyền sở hữu tài sản được hiểu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé
1. Khái niệm quyền sở hữu tài sản?
Quyền sở hữu tài sản là quyền năng quan trọng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ; trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường
Về lý thuyết, quyền sở hữu tài sản là quyền thống trị tuyệt đối với tài sản và có tính liên tục, tức nó không bị chấm dứt bởi một thời hiệu nào đó. Tuy nhiên trên thực tế, pháp luật các quốc gia đều ghi nhận những hạn chế đối với quyền sở hữu nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong các quan hệ dân sự.
2. Nội dung quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu thường được phân tách thành 3 nội dung là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Việc phân tách này có tính hợp lý bởi vì trên thực tế, chủ tài sản có thể chuyển dịch một hoặc nhiều nội dung của quyền sở hữu cho chủ thể khác.
Quyền chiếm hữucủa chủ sở hữu được hiểu là chủ sở hữu có khả năng thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái luật, đạo đức xã hội. Chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho người khác quản lý tài sản (tức là thựcc hiện người khác được quyền chiếm hữu căn cứ vào sự đồng ý của chủ sở hữu). Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định, đồng thời người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu 10 năm như đói với người chiếm hữu ngay tình. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý. Ví dụ: Việc một chủ thể nhận gửi giữ tài sản không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đó, không được sử dụng tài sản nếu người gửi giữ không đồng ý.
Quyền sử dụnglà quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng trước tiên là của chủ sở hữu và có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc nếu pháp luật có quy định. Khi chủ sở hữu thực thi quyền sử dụng thì được theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản thì phải tuân theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Một doanh nghiệp đi thuê máy móc để sản xuất thì phải tuân thủ những thoả thuận với bên cho thuê.
Quyền định đoạtlà quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu hoặc thực hiện các hình thứcc định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Quyền định đoạt là quyền rất quan trọng của chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu uỷ quyền cho người khác định đoạt hoặc theo quy định của pháp luật. Người không phải là chủ sở hữu tàu sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó. Quyền định đoạt cũng có thể bị hạn chế trong một số trường hợp do luật quy định. Ví dụ: Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hoá thì nhà nước có quyền ưu tiên mua. Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho những chủ thể đó. Ví dụ: Trong công ty cổ phần, việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên được ưu tiên bán cho các thành viên khác trước khi bán ra bên ngoài công ty.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].