Cách đặt tên cho con theo TỨ TRỤ:


Cách đặt tên con theo TỨ TRỤ là một phương pháp cao thâm trong bộ môn Phong thuỷ Kinh Dịch học, nó có thể nắm bắt được vận hạn của đứa trẻ khi chào đời và bù khuyết xoay chuyển các hạn xấu. Các xung đột diễn ra trong TỨ TRỤ ngày giờ, tháng, năm sinh. Qua đó chuyên gia phong thuỷ sẽ có hướng khắc chế phù hợp nhất cho quá trình phát triển, vận mệnh, danh vong, và các mối quan hệ xã hội được cân bằng, hanh thông giúp bé phát triển cuộc sống trong tương lai một cách tốt nhất.

– Trước khi nắm bắt được TỨ TRỤ chúng ta cần thông tường các hình thái xung, hợp, hoá của tuổi như sau:



I. Những điều cần biết về ngủ hành:

Ngũ hành là 5 dạng thuộc tính của vạn vật được người xưa quy nạp lại dùng để định tính cho mọi sự vật hiện tượng khi quán xét và nghiên cứu.

– Ngũ hành bản thể:

Bao gồm: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ

Quy luật:

a. Tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

b. Tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

Ngũ hành của Thiên Can:

Giáp, Ất thuộc Mộc

Bính, Đinh thuộc Hỏa

Mậu, Kỷ thuộc Thổ

Canh, Tân thuộc Kim

Nhâm, Quý thuộc Thủy

Ngũ hành của Địa Chi:

Hợi, Tý thuộc Thủy

Dần, Mão thuộc Mộc

Tị, Ngọ thuộc Hỏa

Thân, Dậu thuộc Kim

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ

– Ngũ hành nạp âm:

Khi ghép 10 Thiên Can và 12 Địa Chi phối hợp với nhau thì tạo ra 60 hoa giáp từ Giáp Tý tới Quý Hợi.

Người ta lại định ngũ hành mới cho mỗi hoa giáp này gọi là Ngũ Hành Nạp Âm. Kết hợp Can Dương với Chi Dương, Can Âm với chi Âm, bắt đầu từ Giáp Tí đến Qúi Hợi có 30 ngũ hành nạp âm (mỗi hành gồm có 6 loại riêng biệt).

Quy luật:

Thiên can, và Địa chi có đầy đủ những tính chất và quy luật tương sinh, tương khắc như là ngũ hành bản thể. Ngoài ra, Thiên can, và Địa chi còn chi tiết hơn với:

a. Luật chế hóa:

* Kim

Trong cát, giáo gươm hai thứ Kim

Nếu nằm trên Chấn ắt tương xâm

Kim còn bốn thứ đều sợ Hỏa

Gươm cát vắng Hỏa chẳng thành hình

Ất Mùi là Sa Trung Kim (kim khí trong cát)

Quý Dậu là Kiếm Phong Kim (kim khí của gươm giáo)

Cả hai đều không nên gặp Mộc, vì cây không sống được, nếu trồng trên đất có chất kim khí và cây mà gặp gươm giáo sẽ bị chặt gãy. Nhưng hai thứ Kim đó mà gặp Hỏa lại tốt, có lửa mới rèn thành gươm giáo, có lửa thì chất Kim vùi trong cát (vàng cốm) mới trở thành nén vàng qúy giá. Còn các thứ Kim khác đều sợ Hỏa (khắc).

* Thủy

Thuỷ ở sông Ngân cùng biển cả

Cả hai chẳng sợ Thổ địch cừu

Ngoài còn mấy thứ đều kỵ Thổ

Một đời cơm áo thật khó cầu …

Đinh Mùi là Thiên Hà Thủy (nước sông Ngân Hà) và Quý Hợi là Đại Hải Thủy (nước biển cả) không sợ Thổ vì nước sông Ngân Hà trên trời cách xa với mặt đất và đất thì không hút nổi hết nước của biển cả. Còn Thổ khắc tất cả các thứ Thủy khác.

* Mộc

Mộc tằm dâu, liễu dương, tùng bách

Thạch lựu, rừng sâu đều kỵ Kim

Duy chỉ cây trồng đồng bằng Mộc

Thiếu Kim sao được mọc lên cao?

Các thứ mộc như Quý Sửu là Tang Đố Mộc (gỗ cây dâu tằm), Quý Mùi là Dương Liễu Mộc (gỗ cây dương liễu), Tân Mão là Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng bách), Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây lựu), Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng lớn) đều sợ Kim. Đất mà có chất Kim khí thì cây sẽ chết, nếu gặp rìu búa, cây sẽ bị đốn gãy.

Duy chỉ các cây trồng ở đồng bằng như ngũ cốc, cây có trái, cây cảnh. Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc) thì lại cần phải có đồ kim khí như cầy, cuốc, kéo, liềm .. để cầy, vun sới, tỉa xén, thì nó mọc tốt và cây cảnh mới đẹp đuợc.

* Hỏa

Đèn lồng, lò lửa, cùng đỉnh núi

Thấy Thủy, cả ba đều chẳng hay

Lại còn ba thứ chẳng kiêng Thủy

No Ấm một đời, giầu lại sang

Ất Tỵ là Phú Đăng Hỏa (lửa đèn lồng); Đinh Mão là Lò Trung Hỏa (lửa trong lò); Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa (lửa đỉnh núi) ba thứ đó kỵ Thủy, gặp Thủy là tắt liền.

Nhưng ba thứ khác là : Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa (lửa chân núi); Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét); Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) gặp Thủy, không bị ảnh hưởng gì hại mà lại còn tốt vì hợp với tình thế.

* Thổ

Thành lũy, mái nhà cùng trên vách

Ba Thổ đều sợ Mộc đâm xoi

Ngoài còn ba thứ chẳng sợ Mộc

Một đời thanh qúy, bước lên mây

Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ (đất trên thành lũy); Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ (đất trên mái nhà); Tân Sửu là Bích Thượng Thổ (đất trên vách nhà). Ba thứ đất này đều sợ Mộc (Mộc khắc Thổ) vì nếu cây mà mọc trên các thứ đất đó, rễ sẽ đâm xuyên làm cho đất lở và nứt ra.

Còn ba thứ Thổ khác mà gặp Mộc lại tốt như :

– Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ (đất cạnh đường) cần có cây cối mọc bên đường cho rợp, mát

– Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ (đất ở nền nhà, trạm hay cầu, quán ..) cũng cần có cây mọc để cho trạm hay cầu quán được đẹp mắt và mát mẻ.

– Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ (đất trong cát) đất trong bãi cát rất tốt cho các việc trồng ngô, hoặc trên bãi sa mạc mà có câ
y mọc thì còn gì qúy bằng.

b. Luật tương thừa, tương vũ:

Kim do Thổ sinh ra, Thổ nhiều thì Kim bị chôn lấp

Mộc do Thủy sinh, Thủy nhiều thì Mộc bị trôi nổi phiêu bạt

Thổ do Hỏa sinh ra, Hỏa nhiều thì Thổ bị cháy tiêu

Thuỷ do Kim sinh ra, Kim nhiều thì nước bị đục

Hỏa do Mộc sinh sinh ra, Mộc nhiều thì Hỏa càng sáng tỏ.

Kim sinh Thủy, Thuỷ nhiều thì Kim bị chìm mất

Thuỷ sinh Mộc, Mộc nhiều thì Thủy bị cạn (thu rút lại)

Mộc sinh Hỏa, Hỏa nhiều thì Mộc bị cháy hết.

Hỏa sinh Thổ, Thổ nhiều thì Hỏa tối lại

Thổ sinh Kim, Kim nhiều thì Thổ yếu (mất nhiều năng lực)

Kim suy (ít) gặp Hỏa, tất bị đun, chảy ra

Hỏa yếu gặp Thủy, tất bị tắt, tiêu diệt

Thủy yếu (ít) gặp Thổ, tất bị ứ tắc

Thổ suy (ít) gặp Mộc, tất gặp sự đảo lộn bế hãm (mất tính chất nguyên thủy)

Mộc yếu gặp Kim, tất bị chém gãy.

Kim mạnh (nhiều) được Thủy, sự nhọn sắc mòn gãy bớt đi

Thuỷ mạnh (nhiều) được Mộc, thế sức mạnh bị tiết bớt đi

Mộc mạnh (nhiều) được Hỏa, sự cứng rắn bị hóa giải bớt đi

Hỏa mạnh (nhiều) được Thổ, sự sáng rực bị giữ bớt lại

Thổ mạnh (nhiều) được Kim, sự ủng hộ (giúp sức) bị chế bớt lại

Kim khắc Mộc, nhưng Mộc rắn thì Kim gãy, sứt mẻ

Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ nhiều, nặng thì Mộc gãy

Thổ khắc Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi đi

Thủy khắc Hỏa, nhưng Hỏa bốc cháy lớn, thì Thủy bị cạn bốc hơi đi

Hỏa khắc Kim, nhưng Kim nhiều chảy tràn ra thì Hỏa tắt.

Kiến thức sơ lược về cách đặt tên:

Những yếu tố cần biết khi dự định đặt tên:

– Cái tên được đặt nên phù hợp với truyền thống của mỗi dòng họ. Con cháu phải kế thừa và phát huy được những truyền thống của tổ tiên gia tộc mình. Điều này thể hiện trong phả hệ, những người cùng một tổ, một chi thường mang một họ, đệm giống nhau với ý nghĩa mang tính kế thừa đặc trưng của mỗi chi, mỗi họ như họ Vũ Khắc, Nguyễn Đức,…

– Tên được đặt trên cơ sở tôn trọng cha, ông của mình, như tên tránh đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…điều này rất quan trọng trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam ta. Điều này được giải thích bởi sự tế nhị khi phải gọi con, dạy dỗ, mắng con,… trước mặt những người khác, đặc biệt là lúc có mặt với người bề trên mà trùng tên.

– Tên cần có ý nghĩa cao đẹp, gợi lên một ý chí, một biểu tượng, một khát vọng, một tính chất tốt đẹp trong đời sống. Như cha mẹ đặt tên con là Thành Đạt hy vọng người con sẽ làm nên sự nghiệp. Cha mẹ đặt tên con là Trung Hiếu hy vọng người con giữ trọn đạo với gia đình và tổ quốc.

– Bản thân tên cần có ý nghĩa tốt lành, đã được đúc kết và nghiệm lý theo thời gian như tên Bảo, Minh thường an lành hạnh phúc. Kỵ những tên xấu vì có ý nghĩa không tốt đẹp đã được kiểm chứng trong nhiều thế hệ.

– Tên nên cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng (huyền, không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn.

– Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh.

Đặt tên mang nghĩa của các từ Hán Việt

Ngày xưa, khi đặt tên con, các cụ thường đệm Văn cho con trai và Thị cho con gái giúp người khác phân biệt được giới tính của con người ngay trong cái tên gọi. Đây là một quan niệm từ thời phong kiến, rằng con trai lo việc văn chương đèn sách, con gái thì đảm đang việc chợ búa, nội trợ.

Ngày nay, các tên đệm như “Văn” dành cho nam và “Thị” dành cho nữ ngày càng ít dùng bởi có thể họ chưa hiểu hết ỹ nghĩa của những tên đệm đó. Mặt khác, ngày nay đã hình thành nhiều xu hướng đặt tên con mới nghe rất hay và lạ. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của mỗi người mà chọn tên khác nhau cho con. Miễn sao đừng ngược giới tính khiến trẻ sau này phải chịu nhiều phiền hà, rắc rối.

Những cái tên thời nay đã thể hiện rõ nét tính phóng khoáng trong cách đặt tên. Nhìn lại sự biến động của tên gọi người Việt từ trước đến nay, chúng ta nhận thấy một số cách đặt tên cũ gần như đã mất đi, thí dụ như cách đặt tên bằng những từ có âm thanh xa lạ, cách đặt tên bằng những từ chỉ các bộ phận cơ thể hay hoạt động sinh lý của con người, cách đặt tên bằng những từ chỉ dụng cụ sinh hoạt sản xuất hoặc các động vật… Duy chỉ có cách đặt tên vẫn còn duy trì được là đặt tên bằng từ Hán Việt có ý nghĩa tốt đẹp.

Những cách đặt tên theo Hán Việt thường gặp

Theo các bộ chữ:

Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.

Ví dụ:

– Bộ Thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…

– Bộ Thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…

– Bộ Mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…

– Bộ Kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…

– Bộ Hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…

– Bộ Thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…

– Bộ Ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…

Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.

c. Tính tương đối

Từ thuở Thiên Địa phân chia, Âm Dương đối lập nhưng tương hỗ, cứ thế sinh vạn vật và định bằng ngũ hành tương ứng. Được lợi ở mặt này thì khiếm khuyết ở mặt kia, được lợi lúc này thì bất lợi lúc khác, đâu có cái gì là tuyệt đối.

Nếu hỏi hoa Đào đẹp hơn hay hoa Mai đẹp hơn? Chim Yến đẹp hơn hay chim Oanh đẹp hơn?… thì chẳng ai trả lời được, vì cái đẹp tùy thuộc vào cảm xúc, và tri thức của mỗi ngư
ời ở các thời điểm khác nhau, hoặc giả lại phải đi trả lời cho câu hỏi “Thế nào là đẹp?”… cứ thế thì đến vô cùng vô tận.

Chỉ khi nào thu về 1 hệ quy chiếu hẹp thì mới có câu trả lời tương đối đúng cho cái gì là nhất ở trong hệ quy chiếu đó mà thôi.

Thế nhưng, đối với cái tên nếu mà được lợi nhất về nghĩa mà không phù hợp về ngũ hành thì đâu có được hưởng cái đẹp đó.

Có người quan niệm con gái đẹp (hoặc điều lợi nhất cho nữ) là cần sự thùy mị nết na, có người lại thích là thông minh uyên bác, có người lại thích vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy, có người thích phải năng động và có cá tính mạnh mẽ, có người chỉ cần mỗi sự bình an thanh nhàn,… Tất nhiên, đa phần đều thích có tất cả những điều đó cộng lại, nhưng trời đâu có cho ai được tất cả.

Đạo của Vũ Trụ, phần dành cho con người là một định luật bảo toàn lớn về: tinh thần, vật chất, sức khỏe và danh vọng.

Thế cho nên cổ nhân có câu: “Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc” – Biết đủ là đủ, đợi đủ thì đến khi nào mới đủ (Nguyễn Công Trứ), “Tri túc, tri chỉ” – Biết đủ, biết dừng (Lão Tử).

II. Phương pháp luận

a. Tiêu chí:

Chọn ra tên có ý nghĩa đẹp và hành phù hợp với gia đình, năm sinh. Có thêm càng nhiều thuận lợi khác càng tốt, nhưng không chọn cái cực đẹp vì theo lý (số) của phương đông học thì “vật cực tắc phản” (đẹp quá sẽ sinh ra xấu vì lúc đỉnh cao sẽ là lúc khởi đầu cho sự suy vi).

b. Xác định ý nghĩa của tên

Nghĩa của tên của người Việt phải dùng nghĩa theo tiếng Việt trước mới dùng nghĩa Hán – Việt, nghĩa Hán dùng sau cùng. Đó là hợp với quy luật tương tác “gần nhanh, xa chậm”, “tân mạnh, cổ bình”,… Mọi người có thể các loại từ điển Tiếng Việt, Hán Việt,… để biết chi tiết hơn.

c. Xác định hành cho tên:

Đây là phần khá khó vì cần phải xác định được ý nghĩa xong mới xác định đến hành.

Chọn hành thông qua “tượng” (tức bản chất, hình ảnh) của ý nghĩa cái tên và cấu tạo nét chữ hán (cái này chỉ là phần nhỏ). Khác với 1 số người có sử dụng cách tính số nét của chữ (chữ Hán hoặc chữ Việt viết in) rồi đối chiếu với số của Hà Đồ, Lạc Thư để tìm ngũ hành cho chữ đó, tôi không làm như vậy vì đơn giản là qua kinh nghiệm nghiên cứu & áp dụng thấy sai lệch lớn quá.

Nói hành này “đới” hành kia có nghĩa là ngoài cái hành chính đứng trước, nó còn mang tính chất vì liên quan (đới) đến hành đứng phía sau. Ví dụ:

– “Ngọc ở dưới nước” là thuộc Thổ đới Thủy vì bản thân Ngọc là thuộc hành Thổ do nó được cấu thành từ các khoáng chất, còn nó lại đang ở dưới nước được bao quanh bởi nước nữa nên nó đới Thủy.

– “Tùng Bách Mộc” là thuộc hành Mộc đới Kim vì nó là gỗ cây nên thuộc hành Mộc, nhưng gỗ các loại cây này thì cứng rắn như thép, như kim loại nên nói nó đới Kim.

– “Cây bèo” là hành Mộc đới Thủy vì bản thân nó cây cối là thuộc hành Mộc nhưng vì trong thân chứa đầy nước lại sống trôi nổi trên mặt nước nên nói nó đới Thủy là vậy.

-…

– Các tên thuộc hành Hỏa như: Thu (trong chữ Thu 秋 có bộ Hỏa 火), Minh (trong Minh có bộ Nhật), Hân (rạng đông), Diệp (chói lọi), Hồng (đỏ), Dương (mặt trời), Giáng (đỏ sẫm), Huy, Quang, Ánh, Duy, Diễm, Viêm, Hạ, …

– Những tên thuộc hành Thủy bạn nên tham khảo là: Vân, Giang, Hà, Hải, Thủy, Tuyền, Thúy, Băng, Tuyết, Tỉnh, Thẩm, Lệ, Triều, Vũ, Điềm, Điệp, Cổn, Huyền,… hoặc dùng làm tên đệm, phối với tên để vẫn mang nghĩa gắn với nước là okie.

– Những tên thuộc hành Mộc bạn nên tham khảo là: Bích, Hạnh, Hoa, Hòa, Hoàn, Hương, Lâm, Linh, Liên, Mai, Lê, Liễu, Lương, Mỹ, Như, Ninh, Phương, Quỳnh, Lộc,…

– Các tên thuộc hành Kim bạn nên tham khảo là: Ngân, Khánh, Kim, Trâm, Thoa, Xuyến, Khôi, Giáp, Trụ, Tài,… hoặc dùng chúng làm tên đệm.

– Các tên thuộc hành Thổ bạn nên tham khảo là: Ngọc, Nguyên, San, Sơn, Bích, Thành, Trang, Châu, Đan, Đơn, Sa, Bảo, Bình, Doanh, Đình, Lĩnh, Đài, Khuê, Bội, Viên, Hoàn, Lộ,…

d. Xác định hành cho mệnh:

Hành của mệnh dùng hành của nạp âm năm sinh (ngũ hành nạp âm), giống các phương pháp khác. Các bạn nên tham khảo thêm về 60 hoa giáp gồm Thiên can, và Địa chi .


e. Xác định tính cân bằng về ngũ hành

Dùng tất cả các tính chất của luật tương sinh, khắc, tương thừa, tương vũ. Qua đó đối chiếu và tính toán sao cho tên dành cho người cần đặt phải đem lại sự cân bằng và hài hòa về ngũ hành sinh khắc chế hóa là tốt nhất.

Ví dụ, hành Thủy vượng quá cần dùng hành mà nó tương sinh cho là hành Mộc để làm cho Thủy tính hao bớt đi thì sẽ hài hòa (nhưng lưu ý nếu có tới 3 hành Thủy mà lại là những thứ có thủy tính dồi dào như Đại Hải Thủy, Hồng Giang, Thanh Hải mà chưa có hành Mộc nào hoặc có ít mộc tính như cỏ (Thảo), bèo (Bình), Lan,… thì cần bổ xung các hành Mộc mà có nhiều Mộc tính như rừng (Lâm), vườn (Uyển), Tùng, Bách,… thì mới bền vững được.

Bên cạnh đó, trường hợp này có thể dùng các tên thuộc hành Thổ (là hành khắc với Thủy) mà có nhiều Thổ tính như núi (Sơn, San, Lĩnh, Đỉnh,…), vùng đất rộng lớn (Nguyên, Bình, Phương,…),… thì cũng làm cho tính thủy vượng kia không bị tràn lan, ngập mà tạo được phong cảnh và thế quân bình ổn định. Tất nhiên vị chọn hành có tính chất khắc chế này cần khéo léo khi chính hành Thổ được chọn sẽ tương sinh (hoặc được tương sinh) bởi hành nào đó đang có sẵn trong gia đình.

f. Xác định âm vận

Tên khi đọc lên phải tương đối thuận âm, thuận miệng để tránh sự trúc trắc. Luật bằng trắc của tên gọi được phối hợp với luật bằng trắc trong văn thơ (
nhất là thể thơ Đường Luật), mục đích và ý nghĩa sâu xa của nó nhằm hướng 1 cụm từ (hoặc 1 câu) khi xướng âm lên sẽ thuận âm, không bị trúc trắc – đó là hàm ý để cuộc đời (của người mang tên đó) sẽ giống như cái âm của tên là luôn được thuận lợi, suôn sẻ.

Do đó, về sau này trong khoa đặt tên người ta tạm tổng kết ra cái quy luật “Bằng – Trắc – Bằng” và “Trắc – Bằng – Trắc” vì nó tương đối phù hợp cho đa số các ngôn ngữ khác nhau.

Trong chữ viết Tiếng Việt thì có quy tắc những từ có dấu Huyền (`) và không có dấu thì được coi là “Bằng”, những thanh dấu khác (sắc, hỏi, ngã, nặng) thì được coi là “Trắc”. Nhưng vì âm thanh của Tiếng Việt rất phong phú nên có nhiều trường hợp trong cụm từ (hoặc câu) thì lại không thể áp dụng quy tắc đó do đôi khi từ không dấu phải lên giọng như âm trắc để xướng âm, hoặc từ có dấu ngã (~) phải hạ bằng giọng như âm bằng.

Trong tiếng Trung và 1 số ngôn ngữ khác cũng có trường hợp này.

Ngoài ra trong rất nhiều bài thơ thể Đường Luật có sử dụng thuật này mà vẫn được coi là hay và không thất niêm âm vận.

III. Các tên tham khảo:

– Ngân 銀 nghĩa là: kim tiền, bạc, những đồ liên quan bằng bạc. Khi đi với Châu (ngọc, ngọc trai, ngọc của linh vật) thì Châu Ngân có nghĩa là vàng bạc châu báu.

Ngoài ra, Ngân khi là 跟 sẽ có nghĩa là gót chân, nên từ ghép Châu Ngân sẽ mang nghĩa “gót ngọc” sẽ toát lên hình ảnh của người con gái đẹp.

Chiểu Ngân, Ngân Chiểu = Ao chứa tiền bạc.

Ngọc Ngân, Ngân Ngọc = nghĩa tương tự Châu Ngân.

– Chữ Khánh đi với chữ Chi thành nghĩa không đẹp đâu bạn ah. Vì khi đó chữ Khánh được hiểu là 罄 Khánh = hết nhẵn, hết sạch; mà đi với nghĩa nào của chữ Chi cũng đều ko hay cả.

Chữ Khánh không nên đi với chữ Ly, vì từ ghép Khánh Ly sẽ mang nghĩa ko đẹp do lúc đó chữ Khánh được hiểu là 罄 khánh = hết nhẵn, hết sạch, đồ vật bị rỗng ở bên trong, và lúc đó chữ Ly thêm vào thành ra nghĩa vì ko còn gì nên phải ra đi, chia xa.

Chữ Khánh đi với chữ Quỳnh cũng hàm chứa nhiều nghĩa ko đẹp (tiêu tán, trơ trọi). Chỉ có trường hợp khi chữ Quỳnh là 瓊 (có bộ Ngọc 玉) mang nghĩa là 1 loại ngọc, hoa Quỳnh, tốt đẹp, ngon, quý, tinh mĩ,… thì chữ Khánh Quỳnh mới mang ý nghĩa tốt đẹp như các tên Ngọc Khánh, Khánh Ngọc như đã nói.

Chữ Khánh đi với chữ Linh thì lại đẹp vì lúc đó Khánh mang nghĩa Phúc, thiện, đức hạnh, điều lành, việc vui mừng; cái khánh – nhạc khí của nhạc gia; cái khánh – pháp khí của phật gia. Còn chữ Linh sẽ có nghĩa thông tuệ, minh mẫn, ứng nghiệm, thiêng liêng, trong veo, êm ả,…

Khi đó từ ghép Khánh Linh sẽ mang nghĩa là rất đẹp ghép lại của từ các trường hợp của 2 chữ đó.

– Gia Hân = Gia đình rạng rỡ, vui mừng. Và vì Gia Hân thuộc Dương Thổ. Vì Ngọc thường được sinh ra từ khoáng chất nên mang tính âm thuộc hành Thổ

– Hữu Thiện = Có sẵn tràn đầy tính thiện ở trong tâm hồn. Và vì Thiện ở trong tâm, ở vị trí trung tâm nên nó mang hành Âm Thổ.

– Vũ Linh Vân: Trong đó, Vân là do tinh hoa của hơi nước hội lại nên mang hành thủy (chữ Vân lại chính là được tạo thành từ bộ Vũ), Linh Vân = áng mây đẹp, áng mây êm đềm, áng mây thiêng liêng.

– Minh Trang thuộc Thổ và nó có nghĩa là vẻ đẹp trong sáng, nhà lớn sáng đẹp rạng rỡ, vừa đẹp vừa thông tuệ.

– Hà Phương Trang thuộc hành Thổ, nó có nghĩa là Tòa lâu đài, biệt thự, nhà có điền viên trên mảnh đất rộng rãi nằm kế bên dòng sông trong 1 khung cảnh ngoại ô yên bình, thanh tĩnh. Ngoài ra, Phương Trang còn mang nghĩa đoan trang, đức hạnh và nghĩa dung mạo đẹp, hiền.

Diệp Chi = Cành cây tươi tốt lá. Thuộc hành Mộc

Phuơng Vi còn có nhiều nghĩa khá đẹp là “Cái túi thơm mùi hoa cỏ”, “biện pháp/phép thuật ảo diệu, tinh thâm, màu nhiệm”. Thuộc hành Mộc.

Chu Thùy Chi đẹp đấy chứ, nó có nghĩa là “điều tốt đẹp, vận đỏ, phú quý ban cho, rơi vào đến tận tay”. Thùy Chi còn có nghĩa là “cành cây xòa bóng mát”.

Thùy Chi thuộc hành Mộc.

Huy Lâm = Khu rừng tràn ngập ánh sáng. Thuộc hành Mộc.

Thiên Bình có nghĩa là cái cân của trời, mang hành Kim.

Bích Trâm mang hành Thổ.

Bảo Ngọc có nhiều nghĩa đẹp là “hàng ngàn viên ngọc quý”, “trời gìn giữ vẻ đẹp”, “ngọc quý của trời”. Bảo Ngọc có thuộc Thổ. Bình – Ngọc, Ngọc – Bình cũng rất đẹp với nghĩa rất dễ hiểu là cái bình quý bằng ngọc. Ngọc – Trâm, Trâm – Ngọc thì cũng tương tự.

– Khánh 慶 (danh từ) có nghĩa là: Phúc, thiện, đức hạnh, điều lành, việc vui mừng.

– Khánh 磬 (danh) có nghĩa là: cái khánh – nhạc khí của nhạc gia; cái khánh – pháp khí của phật gia.

– Hân 昕 thì mang nghĩa là rạng đông, lúc sáng sớm khi mặt trời bắt đầu mọc.

– Hân 欣 thì mang nghĩa là vui mừng, hớn hở.

Cho nên từ ghép Khánh Hân sẽ tạo ra rất nhiều nghĩa đẹp khi hợp lại của các nghĩa trên, ghép kiểu gì cũng đẹp cả.

Khánh Hân mang hành Kim.

Bùi Ngân Hà hoặc Bùi Ngân Giang, vì chúng có cùng 1 nghĩa là “dòng sông tiền bạc” và nghĩa “dòng sông thơm” (cùng nghĩa Hương Giang).

Chữ Nhật khi ghép với Lan sẽ thành ra nghĩa bông lan đẹp nhưng chỉ khoe hương tỏa sắc trong vẻn vẹn 1 ngày thôi (lúc đó Nhật lại có nghĩa là ngày).

Vũ Thu Hương = không khí mát mẻ của cơn mưa mùa Thu.

Vũ Nhật Bích/Ngọc thì có cùng nghĩa là: ngày mưa ngọc ngà.

Hà Hồng Tân thuộc hành Thủy đới Kim

Trịnh Thị Hoài Thu thuộc hành Kim.

Phương Nga 芳 娥 = dung nhan đẹp, cao sang uy nghi nhưng lại rất có nét đằm thắm thướt tha của cỏ hoa. Ngoài ra, Phương Nga còn có nghĩa là Tòa lâu đài, nhà cửa cao sang, nguy nga.

Phương Nga thuộc Thổ.

Thục Quyên 淑 娟: người phụ nữ xinh đẹp và hiền hậu, tấm lụa đẹp, dòng nước hiền hòa, tính thuần khiết,…

Minh Vân thì nghĩa áng mây rất đẹp, rất trong,…

Vũ Hà Linh = Tiết mưa trên sông, mưa lành trên sông. Bên cạnh đó, Hà Linh còn có nghĩa là con sông thiêng. Ngoài ra, Hà còn có nghĩa là bông sen (liên) nên Hà Linh = bông sen thiêng liêng cao quý.

Thảo Lam = sương mai đọng trên ngọn cỏ (đẹp đấy nhưng hơi thiếu tính bền vững). Ngòai ra, Thảo Lam
còn có nghĩa là cái làn cỏ, cái túi cỏ. Khi Thảo Lam đi với chữ Trần sẽ được củng cố tính bền vững rất nhiều vì chữ Trần có nghĩa (tính từ) là lâu, bền.

Thảo Lam thuộc hành Mộc đới Thủy.

Chữ My không có nghĩa trong tiếng Việt và Hán-Việt bạn ah, nên quan niệm thế cũng ko đúng. Có chăng thì khi Hà My được đọc lên sẽ đồng âm với Hà Mi, lúc đó nó sẽ mang các nghĩa: Dòng sông hoa lệ, triền sông ven sóng nước… thì người ta mới có thể liên hệ đến hình tượng cánh hoa phiêu diêu (đẹp nhưng vất vả).

Phương Diệp 芳 葉 (thuộc hành Mộc), có nghĩa là chiếc lá ngát hương thơm, hiền lành đức hạnh.

Ngân Diệp 銀 曄 (thuộc hành Kim đới Hỏa), nghĩa là khối bạc sáng rực rỡ, phồn thịnh.

Bạn cũng có thể chọn tên Ngọc Diệp (thuộc hành Thổ) có nghĩa là viên ngọc rực rỡ, sáng đẹp,… để đặt tên cho cháu bé.

Trần Hằng Phương = Hương thơm cỏ hoa được lưu giữ bền lâu; lưu giữ được dung nhan tươi đẹp dài lâu (trẻ dai, tươi trẻ); giữ gìn đức hạnh bền lâu.

Trần Lam Phương = Chiếc túi/làn bằng cỏ thơm rất bền (cả về nghĩa vật liệu và sự lưu giữ hươg thơm).

Bản thân chữ Nhi với nghĩa trẻ em thì nó đã hàm chứa sự trong sáng, thuần khiết rồi, do đó ko cần đặt thêm chữ Khiết đứng trước nữa vì đúng như bạn nói, nó khiến cho cái âm lúc xướng lên sẽ ko thuận.

Hơn nữa mình chữ Nhi 兒 cũng không có nghĩa là nữ nhi, nó chỉ có nghĩa như thế nếu có thêm chữ nữ 女 đi cùng để xác định rõ.

Khi thêm chữ Thanh vào chữ Nhi thì lại khác, vì chữ Thanh 清 (có bộ Thủy) vừa có nghĩa là trong trắng, thanh khiết, rõ ràng, minh bạch,… lại vừa có nghĩa là xinh đẹp, tú mĩ đây mới là ý tạo cho Thanh Nhi mang nghĩa người con gái xinh đẹp, thanh cao, trong trắng.

Cẩm Tú 錦 繡 nghĩa là tươi đẹp, đồ quý báu, gấm vóc thêu hoa,… nghĩa thì hay nhưng có hành Kim đới Mộc.

Bảo Linh thì lại có nhiều nghĩa đẹp: Gìn giữ sự tinh anh, thông minh, sáng suốt; gìn giữ điều tốt lành; giữ được sự yên bình, êm ả; giữ gìn sự trong trắng; rượu quý; cái chuông nhỏ quý báu,…

Vũ Thu Thủy = mưa Thu, nét đẹp mềm mại của cô gái. Vũ Thanh Thủy) sẽ mang nhiều nghĩa đẹp hơn vì gia tăng sự trong trẻo, nhẹ nhàng, mềm mại, that thoát,…

Cát Tường có nghĩa là điềm tốt, điềm lành. Đi cùng chữ Hoàng thì có nghĩa là điềm lành to lớn, nhiều; điềm tốt lành rực rỡ, khi đó sẽ tên sẽ thuộc hành Hỏa.

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ.
Đ/c: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: – 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinhgia.net

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Zalo
Phone