(TĐGTS Thẩm định giá tàu biển)– Tàu biển là phương tiện vận tải thuộc động sản là những phương tiện chuyên dùng trong vận chuyển hàng hóa, vận chuyển các bưu kiện, hay các loại hàng hóa nhỏ cho tới lớn trong vận tải đường thủy. Vận chuyển hàng hóa qua đường thủy bằng tàu biển là một phần không thể tách rời mà bất kì doanh nghiệp cần xuất nhập khẩu hàng hóa nào cũng đều quan tâm. Vì vậy thẩm định giá tàu biển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng trong các hoạt động như vay vốn ngân hàng, đầu tư kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng, bảo hiểm, thanh lý tàu…
Thẩm định giá tàu biển là một lĩnh vực dịch vụ tài chính quan trọng, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, đòi hỏi kết quả dịch vụ có độ tin cậy và tính hợp lý cao. Thẩm định giá tàu biển là công ty thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tàu theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
1. Phân loại tàu biển
Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.
Hiện nay vận tải biển quốc tế là một phương thức quan trọng đối với hoạt động thương mại toàn cầu, đồng thời đó cũng là phương thức vận tải chính trong chuỗi vận tải đa phương thức. Theo thống kê có hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế sử dụng phương thức đường biển trong đó vận tải biển container và vận tải hàng rời là phổ biến hơn cả. Tàu biển gồm một số loại sau đây:
- Tàu chở hàng rờilà tàu chở hàng dùng để vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn các mặt hàng như quặng hoặc thực phẩm lương thực (gạo, ngũ cốc, vv) và hàng hóa tương tự. Một tàu lớn chở hàng rời có thể được nhận ra bởi các cửa hầm giống như hộp lớn trên boong của nó, được thiết kế để trượt ra ngoài để tải. Hàng rời có thể là hàng khô hoặc hàng ướt.
- Tàu containerlà tàu chở hàng mang toàn bộ tải trọng để vận chuyển các container tiêu chuẩn. Chúng tạo thành một phương tiện phổ biến của vận tải hàng hóa đa phương thức. Không chính thức được gọi là ” tàu container “, họ mang phần lớn hàng khô của thế giới .
- Tàu chở dầulà tàu chở hàng để vận chuyển chất lỏng, như dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, khí hóa lỏng, khí tự nhiên hóa lỏng và hóa chất, cũng như dầu thực vật, rượu vang và thực phẩm khác. Ngành tàu chở dầu bao gồm một phần ba trọng tải thế giới.
- Tàu lạnhlà tàu chở hàng thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa dễ hỏng , yêu cầu trái cây, thịt, cá, rau, các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm khác được kiểm soát nhiệt độ.
- Tàu roll-on / roll-offlà tàu chở hàng được thiết kế để chuyên chở hàng hóa có bánh xe như ô tô, rơ moóc hoặc toa xe lửa. Các tàu RORO (hoặc ro / ro) có các đường dốc tích hợp cho phép hàng hóa được “lăn” và “lăn” tàu một cách hiệu quả khi vào cảng.
- Phàlà một hình thức vận chuyển, chở hành khách và đôi khi là phương tiện của họ. Phà cũng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa (trong xe tải hoặc container chở hàng) và thậm chí cả xe lửa. Phà là một phần của hệ thống giao thông công cộng của nhiều thành phố và hải đảo, cho phép vận chuyển trực tiếp giữa các điểm với chi phí thấp hơn nhiều so với cầu hoặc đường hầm.
- Tàu du lịchlà tàu chở khách được sử dụng cho các chuyến đi vui chơi, trong đó chuyến đi và các tiện nghi của tàu được coi là một phần thiết yếu của trải nghiệm.
- Tàu nạo vét(đôi khi còn được gọi là nạo vét) là một con tàu được sử dụng để khai quật ở vùng biển nông hoặc vùng nước ngọt với mục đích thu thập các trầm tích đáy .
- Xà lanlà một chiếc thuyền đáy phẳng, được xây dựng chủ yếu cho vận tải đường sông và kênh hàng hóa nặng. Hầu hết các xà lan không tự hành và cần phải được di chuyển bằng tàu kéo, tàu lai hoặc tàu kéo đẩy chúng.
2. Quy trình thẩm định giá tàu biển
Đối với thẩm định giá tàu, thẩm định viên cần chú ý các thông tin sau: tên tàu, số đăng kí, công dụng tàu, số máy chính; máy phụ, kích thước tàu (chiều rộng, chiều dài, mạn tàu), vật liệu đóng tàu, dung tích, nơi đóng, năm đóng, năm đưa vào sử dụng, thiết bị điện, thiết bị lái, thiết bị neo, trang bị tín hiệu, công suất, trọng tải toàn phần của tàu, kiểm tra tàu có hoán cải không, tiện nghi nội thất, trang thiết bị kèm theo.
Quy trình thẩm định giá tàu chở hàng theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 theo thông tư số 28/2015/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 06 tháng 03 năm 2015, gồm 6 bước như sau:
Bước 1:Xác định tổng quát về tàu thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, về kinh tế – kỹ thuật của tàu cần thẩm định giá: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa do cơ quan nhà nước cấp; Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thủy nội địa do cơ quan nhà nước cấp; Hợp đồng mua bán tàu; Hóa đơn mua bán tàu; Giấy chứng nhận cấp tàu; Bản vẽ thiết kế tàu (nếu có); Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế; Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra; Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển…
- Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá.
- Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.
- Căn cứ xác định cơ sở giá trị của tàu chở hàng là giá thị trường hay giá phi thị trường: Đặc điểm pháp lý, kinh tế kỹ thuật của tàu, đặc điểm của tàu…
Bước 2:Lên kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định cụ thể, phạm vi nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá tàu như: Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá Tàu, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tàu chở hàng, Tàu so sánh; Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng về Tàu cần thẩm định giá.
Bước 3:Khảo sát thực tế, thu thập thông tin tàu chở hàng(thẩm định giá hiện trạng): Thẩm định viên khảo sát hiện trạng thực tế Tàu và thu thập số liệu về thông số Tàu. Chụp ảnh chi tiết tàu (tổng thể tàu, khoang, boong tàu, khoang lái, bảng điều khiển, hệ thống máy…theo các góc độ khác nhau).
Việc khảo sát và thu thập số liệu tập trung vào các chỉ tiêu, thông số và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật:
Công ty thẩm định giá tàu cần chú ý các thông tin sau: tên tàu, số đăng kí, công dụng tàu, số máy chính; máy phụ, kích thước tàu (chiều rộng, chiều dài, mạn tàu), vật liệu đóng tàu, dung tích, nơi đóng, năm đóng, năm đưa vào sử dụng, thiết bị điện, thiết bị lái, thiết bị neo, trang bị tín hiệu, công suất, trọng tải toàn phần của tàu, kiểm tra tàu có hoán cải không, tiện nghi nội thất, trang thiết bị kèm theo.
- Thông số chính: Loại tàu; Thân tàu; Khoang lái; Hệ thống bơm hút Tàu; Chiều dài lớn nhất; Chiều rộng; Mớn nước; Tổng công suất máy chính; Trọng tải toàn phần; Tổng dung tích; Dung tích thực dụng; Năm đóng; Nơi đóng; Tổ chức đăng kiểm; Tiện ích Tàu…
- Hệ thống máy: Kiểu máy; Số lượng máy; Tổng công suất; Năm chế tạo; Nơi chế tạo…
- Đánh giá tình trạng tàu chở hàng: Thân vỏ; Phía ngoài vỏ từ đường nước không tải trở xuống; Vỏ phía ngoài từ mớn nước đầy tải trở lên và sơn phủ; Bên ngoài vỏ từ mớn nước đầy tải trở lên và sơn phủ; Các đường ngấm nước và các thước đọc mớn nước bên ngoài mạn; Mặt boong chính và sơn phủ bề mặt; Thành lan can bảo vệ; Hệ thống tời neo + con lăn; Khoang lái; Hầm; Khoang hầm máy động cơ; Hệ thống cứu hỏa; Hệ thống bơm nước; Máy phát
- Đánh giá chất lượng còn lại của tài chở hàng: Căn cứ quyết định số 57/1999/QĐ–TĐC ngày 11/03/1999 của Tổng cục đo lường chất lượng và thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính để đánh giá chất lượng còn lại (CLCL) của từng bộ phận và chất lượng của tàu.
Bên cạnh việc khảo sát thực tế, thẩm định viên cần các thu thập thông tin sau:
- Thông tin liên quan đến pháp lý Tàu;
- Thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, chính sách thuế, thu thập các điều kiện giao dịch của tàu thẩm định giá và tàu so sánh.
Khi thu thập thông tin về tài sản thẩm định viên luôn ưu tiên các kết quả giao dịch thành công trên thị trường. Thông tin luôn đảm bảo khách quan đúng theo thực tế các giao dịch của phương tiện vận tải và dựa trên bằng chứng cụ thể chứng minh về giá của phương tiện đã giao dịch thành công trên thị trường, ghi rõ nguồn gốc, thời gian thu thập thông tin trong báo cáo thẩm định giá. Đối với các phương tiện vận tải đang chào bán, chào mua thẩm định viên cần thu thập thông tin, so sánh giữa mức giá chào mua với giá thị trường để có điều chỉnh hợp lý, tìm ra mức giá phù hợp trước khi sử dụng đưa vào làm mức giá so sánh.
Bước 4:Phân tích thông tin
- Phân tích thông tin đặc điểm của Tàu thẩm định giá
- Thông tin về đặc trưng của thị trường Tàu thẩm định giá
- Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất Tàu
Bước 5:Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Căn cứ vào các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá tàu theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, thẩm định viên lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá tàu để đưa ra giá trị chính xác phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 6:Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá tàu và gửi cho khách hàng, các bên liên quan: Báo cáo kết quả và chứng thư thẩm định giá là văn bản do công ty thẩm định giá lập trong đó nêu rõ quá trình thẩm định giá tàu, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị tàu được thẩm định để khách hàng và các bên liên quan có căn cứ sử dụng đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
3. Hồ sơ thẩm định giá tàu biển
Hồ sơ thẩm định giá tàu là các tài liệu có liên quan đến công việc định giá tàu do thẩm định viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong quá trình thực hiện trong quá trình thẩm định giá. Để tiến hành thẩm định giá tàu một cách chính xác thì hồ sơ tài liệu cung cấp đầy đủ, chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với thẩm định giá tàu hồ sơ cung cấp bao gồm như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận cấp tàu
- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
- Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
- Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
4. Phương pháp thẩm định giá tàu biển
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành hàng hải, tàu biển ngày càng phát triển công nghệ hiện đại, thông minh và thân thiện với môi trường phù hợp yêu cầu của chủ tàu, quy phạm và công ước hàng hải quốc tế. Mỗi loại tàu được thiết kế và xây dựng những đặc điểm, khả năng chứa loại hàng chuyên biệt. Để lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá Tàu phù hợp, thẩm định viên phải căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của Tàu thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Thẩm định viên phải xem xét, phân tích, thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của Tàu chở hàng cần thẩm định.
Hiện nay thẩm định giá tàu biển, thẩm định viên thường áp dụng ba cách tiếp cận bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường (phương pháp so sánh); Cách tiếp cận từ chi phí (phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế); Cách tiếp cận từ thu nhập (Phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp vốn hóa trực tiếp).
- Cách tiếp cận từ thị trường (phương pháp so sánh): là cách thức xác định giá trị của tàu chở hàng thẩm định giá thông qua việc so sánh tàu chở hàng thẩm định giá với các tàu chở hàng giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường.
- Cách tiếp cận từ chi phí (phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chi phí tái tạo): là cách thức xác định giá trị của tàu chở hàng thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một tàu biển có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tàu chở hàng thẩm định giá và hao mòn của tàu chở hàng thẩm định giá.
- Cách tiếp cận từ thu nhập (Phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp vốn hóa trực tiếp): là cách thức xác định tàu biển thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tàu chở hàng về giá trị hiện tại (giá trị tại thời điểm thẩm định giá).
5. Công ty thẩm định giá tàu biển uy tín tại Việt nam
Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Nhu cầu xuất nhập khẩu vận chuyển hàng hóa toàn cầu được diễn ra hàng ngày. Vì vậy tàu biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa trên thế giới. Do đó thẩm định giá tàu biển càng trở lên cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp và hội nhập kinh tế của các nước trên thế giới.
Thẩm định giá tàu biển phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan như: vay vốn ngân hàng, đầu tư, góp vốn, thanh lý…góp phần thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Từ đó việc thẩm định giá giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế. Vì vậy vai trò của doanh nghiệp thẩm định giá tàu biển trở nên vô cùng thiết yếu trong sự phát triển của kinh tế – xã hội.
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị thẩm định giá độc lập uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với sự am hiểu về tàu biển Thành Đô đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản có quy mô lớn, tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất đối với ngành thẩm định giá tại Việt Nam. Trải qua một quá trình phát triển, Thẩm định giá Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín, thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường. Cùng đó, hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Nghệ An, Lâm Đồng và không ngừng mở rộng thêm, chúng tôi đảm bảo sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu thẩm định giá tài sản của quý khách hàng trên toàn quốc.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].