Pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận pháp luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh doanh. Trong lĩnh vực thẩm định giá, việc nghiên cứu pháp luật về có doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Cần nằm vững những kiến thức pháp luật cơ bản về doanh nghiệp : định nghĩa doanh nghiệp, các tư cách pháp nhân của doanh nghiệp …
- Doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “Doanh nghiệplà tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp:
- Thứ nhất,doanh nghiệp là tổ chức hoạt động vì mục đích kinh doanh. Theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014,kinh doanhlà việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đưucọ hiểu là thông qua các hành vi kinh doanh, doanh nghiệp hướng đến mục tiêu dinh lợi từ những hành vi kinh doanh đó.
- Thứ hai,doanh nghiệp phải được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật. Thông qua hành vi đăng ký, doanh nghiệp tự chứng minh đã đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện như doanh chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được hiểu là thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Thứ ba,doanh nghiệp độc lập tương đối với những chủ thể thành lập doanh nghiệp. Việc độc lập tương đối này được hiểu là doanh nghiệ sẽ có tài sản, có tên riêng và có trụ sở giao dịch.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được thể hiện dưới 4 mô hình: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Theo cách tiếp cận hiện nay hợp tác xã không được coi là mô hình doanh nghiệp, mặc dù phần lớn các quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã trong hoạt động kinh doanh đều tương tự các mô hình doanh nghiệp trên.
- Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp
Tư cách pháp nhân của một tổ chức được hiểu là tổ chức đó được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp luật độc lập với những chủ thể tham gia thành lập ra tổ chức ấy cũng như với những chủ thể khác. Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự, pháp nhân có những dấu hiệu như sau:
- Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Pháp nhân có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ.
- Pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Vì pháp nhân được nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật, nhưng bản thân pháp nhân là một thực thể trừu tượng, do đó thực chất hành vi của pháp nhân được thể hiện thông qua hành vi của những cá nhân có quyền đại diện cho pháp nhân ấy. Chính vì vậy, pháp luật dân sự nói chung và pháp luật doanh nghiệp nói riêng đều quan tâm đến việc điều chỉnh tư cách người đại diện của pháp nhân trong các quan hệ pháp luật.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, những mô hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Còn doanh nghiệp tư nhân là mô hình không được Luật Doanh nghiệp ghi nhận là có tư cách pháp nhân.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].