1. Thu nhập ròng:
Thu nhập ròng bằng doanh thu trừ tổng chí phí và thuế.
2. Cổ tức
Là số thu nhập ròng dùng để trả lãi cho cổ đông của doanh nghiệp hàng năm
3. Dòng tiền :
– Dòng tiền vào từ hoạt động là thu nhập ròng cộng ( + ) khấu hao tài sản cố định và các chi phí không phải là tiền mặt khác
– Dòng tiền vốn chủ sở hữu( FCFE ) là dòng tiền còn lại sau khi đã trừ toàn bộ chi phí, thuế, lãi vay, nợ vay và trang trải các khoản chi vốn đầu tư cho sự tăng trưởng trong tương lai
Dòng tiền vốn chủ sở hữu = Thu nhập ròng + Khấu hao – Các khoản
Chi tăng vốn đầu tư – Tăng ( giảm ) vốn lưu động – Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp ( FCFF ) là tổng dòng tiền của tất cả những người có quyền đối với tài sản của doanh nghiệp, bao gồm các cổ đông, các trái chủ, các cổ đông cổ phiếu ưu đãi. Có hai cách tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF):
– Cách 1: Cộng các dòng tiền của những người có quyền đối với tài sản của doanh nghiệp:
FCFF = FCFE + Chi phí lãi vay (1-Thuế suất) + Các khoản trả nợ gốc – Các chứng khoán nợ mới + Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
– Cách 2: Sử dụng thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) làm cơ sở tính toán:
FCFF = EBIT(1-Thuế suất) + Chi phí khấu hao – Chi vốn – Tăng giảm vốn lưu động.
Hai cách trên sẽ cho ra các giá trị ước lượng dòng tiền như nhau.
4. Tỷ suất vốn hóa:
Tỷ suất vốn hóa là tỷ suất chuyển giá trị thu nhập trong tương lai thành giá trị vốn ở thời điểm hiện tại.
– Tỷ suất vốn hóa cần thiết của các nhà đầu tư được tính theo công thức:
Tỷ suất vốn hóa = Rf + Rp
Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro, được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm thẩm định giá.
Rp: Phụ phí rủi ro phụ thuộc vào từng ngành đầu tư
– Có thể tính tỷ suất vốn hóa theo mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM) là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Theo mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư được tính bằng lợi nhuận không rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro mà nhà đầu tư đã đầu tư vào doanh nghiệp đó. Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư theo mô hình CAPM: R=Rf+Bi.(Rm-Rf)
Trong đó:
Rf là lợi nhuận không rủi ro;
Rm là lợi nhuận kỳ vọng của thị trường thông thường được chấp nhận cao hơn Rf từ 5% đến 8%
Bi là hệ số beta, đo lường mức độ rủi ro của doanh nghiệp i.
B là hệ số đo lường rủi ro của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Hệ số B được định nghĩa là hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận bình quân thị trường.
+ Beta bằng 0: Lợi nhuận kỳ vọng có beta bằng 0 chính là lợi nhuận không rủi ro, Rf
+ Beta bằng 1: Lợi nhuận kỳ vọng có beta bằng 1 chính là lợi nhuận thị trường
+ Beta < 1 : mức độ rủi ro của ngành kinh doanh ít hơn so bình quân thị trường
+ Beta > 1 : mức độ rủi ro của ngành kinh doanh cao hơn bình quân thị trường
5. Tỷ suất chiết khấu
Tỷ suất chiết khấu là một tỷ lệ % dùng để chuyển đổi các dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại.
Các tỷ lệ chiết khấu thường sử dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp:
– Chi phí sử dụng vốn cổ phần ( vốn chủ sở hửu ): đó chính là tỷ suất lợi nhuận mong muốn của cổ đông, thường được ký hiệu là ke. Công thức tính ke
ke = Rf + b ( Rm – Rf )
– Chi phí sử dụng vốn cổ phần chính là tỷ suất vốn hóa tính theo mô hình định giá tài sản vốn. Chi phí sử dụng vốn cổ phần được dùng để chiết khấu dòng cổ tức, dòng tiền vốn chủ sở hữu
– Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) :biểu thị tỷ suất lợi nhuận mong muốn tối thiểu trên các tài sản có giá trị đối với cả những người nắm giữ công cụ nợ và những người giữ vốn cổ phần, hoặc nó mang lại cho họ tỷ suất lợi nhuận mong muốn. Nhìn chung mức độ rủi ro liên quan đến hoạt đông càng cao thì WACC càng lớn. Tỷ suất chiết khấu cao hơn dẫn đến giá trị hiện tại của doanh nghiệp thấp hơn. Công thức tính WACC:
k = ke [ E/V ] + kd (1- tc ) [ D/V ]
Trong đó:
k : WACC
ke: Tỷ suất mong muốn của các cổ đông (Chi phí vốn cổ phần)
kd: Tỷ suất lợi nhuận mong muốn của người cho vay
tc : Thuế suất thuế TNDN
E : Giá trị thi trường vốn cổ phần của Công ty
D : Giá trị thị trường của nợ
V = E+D : Tổng giá trị thị trường của Công ty
Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền được sử dụng để chiết khấu dòng tiền thuần của doanh nghiệp