Doanh nghiệp là một tài sản đầu tư, do vậy giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào thu nhập mang lại cho nhà đầu tư.
Giá trị doanh nghiệp là tổng hiện giá của tất cả thu nhập có khả năng mang lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giá trị công bằng: Là giá chuẩn của tài sản được luật pháp quy định và áp dụng trong những trường hợp giao dịch, mua bán nhất định; do đó nói đến giá trị công bằng là phải nói đến hoàn cảnh áp dụng mức giá đó.
- Giá trị công bằng trên thị trường (giá trị thị trường): Là giá trị tài sản giả thiết sẽ được trao đổi, mua bán giữa một bên là người mua sẵn sàng mua với một bên là người bán sẵn sàng bán trong một giao dịch mua bán trên thị trường công khai, trong đó cả người mua và người bán đều có đủ thông tin về tài sản, hành động khôn ngoan và không chịu bất kỳ sức ép nào. Đây là cơ sở giá trị quan trọng nhất trong thẩm định giá doanh nghiệp.Thông thường việc thẩm định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị thị trường, nếu không có yêu cầu đặc biệt gì khác từ phía khách hàng
- Giá trị đầu tư: Là giá trị của một tài sản đối với một hoặc một nhóm nhà đầu tư nào đó theo những mục tiêu đầu tư đã xác định.Nói cách khác, giá trị đầu tư là giá trị tài sản đối với một nhà đầu tư cụ thể, căn cứ vào những phán đoán, đánh giá và kỳ vọng của ông ta. Giá trị đầu tư là khái niệm mang tính chủ quan liên quan đến những tài sản cụ thể đối với một nhà đầu tư riêng biệt, một nhóm các nhà đầu tư hoặc một tổ chức với những mục tiêu hoặc tiêu chí đầu tư xác định. Giá trị đầu tư của một tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường của tài sản đó. Tuy nhiên giá trị thị trường có thể phản ánh nhiều đánh giá riêng biệt về giá trị đầu tư vào một tài sản cụ thể.
- Giá trị hoạt động kinh doanh: Là giá trị doanh nghiệp kỳ vọng tiếp tục kinh doanh trong tương lai. Khi giả thiết về giá trị hoạt động kinh doanh liên tục trong thẩm định giá, thì các thẩm định viên xem xét doanh nghiệp như một đơn vị sẽ tiếp tục hoạt động mãi mãi. Giả thiết hoạt động kinh doanh liên tục là sự ngược lại với giả thiết thanh lý. Việc đưa ra giả thiết hoạt động kinh doanh liên tục cho phép doanh nghiệp được thẩm định giá cao hơn giá trị thanh lý và đưa ra giá trị thực tế của doanh nghiệp.
- Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính khi bán doanh nghiệp không còn tiếp tục hoạt động. Trong thanh lý, giá trị của phần lớn tài sản vô hình (ví dụ lợi thế thương mại) có chiều hướng bằng không, và giá trị của tất cả tài sản hữu hình thể hiện môi trường thanh lý. Các chi phí đi kèm với việc thanh lý (phí bán, hoa hồng, thuế, các chi phí kết thúc hoạt động khác, chi phí hành chính trong quá trình kết thúc hoạt động, và các khoản lỗ giá trị hàng tồn kho) cũng được tính và khấu trừ vào giá trị doanh nghiệp ước tính.
- Giá trị sổ sách (không phù hợp để đo lường giá trị doanh nghiệp): Là giá trị danh nghĩa, đó là tổng giá trị tài sản thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành.
- Giá trị thay thế: Là chi phí hiện hành để có được một tài sản có tính năng, công dụng,… tương đương với tài sản thẩm định giá.
- Giá trị chuyển đổi thành tiền: Là mức giá tại đó tài sản có thể chuyển đổi thành tiền.
- Giá trị vô hình: Giá trị các tài sản vô hình có thể nhận dạng như bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, nhãn hiệu, bí quyết sản xuất, cơ sở dữ liệu…Giá trị vô hình cũng có thể có trong các tài sản không phân định được, thường được gọi là lợi thế thương mại. Chú ý rằng giá trị lợi thế thương mại ở đây tương tự như lợi thế thương mại trong ý nghĩa kế toán. Trong cả hai trường hợp trên, đó là giá trị dư ra sau tất cả các loại tài sản khác đã được đưa vào tính toán.Nếu doanh nghiệp có tài sản vô hình, thẩm định viên phải chắc chắn rằng giá trị của các tài sản vô hình được thể hiện đầy đủ, cho dù đó là tài sản vô hình có thể nhận dạng hay không, hay có thể được định giá trị một cách tách biệt hay không.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].