Thẩm định viên khi bắt đầu tiến hành thẩm định giá tài sản cần hiểu rõ về khái niệm tài sản, hiểu rõ các pháp lý liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Để không gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động thẩm định giá.
Những câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất liên quan đến tài sản cần thẩm định giá là tính pháp lý của tài sản, cụ thể: Tài sản là động sản hay bất động sản, là tài sản hữu hình hay vô hình? Liệu tài sản có bị giới hạn các quyền năng sở hữu hay không? Tài sản thẩm định giá với mục đích gì?…
Hãy cùng với thamdinhgiataisan.net tìm hiểu bài viết dưới đây để trả lời cho các câu hỏi trên và có kiến thức cơ bản cho các thẩm định viên yên tâm thực hiện hoạt động thẩm đính giá.
- Khái niệm tài sản và quyền tài sản
Tài sản là một khái niệm khó được định nghĩa chính xác và đầy đủ. Tài sản được hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị, một khái niệm rộng và không giới hạn, luôn được bồi đắp thêm bới những giá trị mới mà con người nhận thức ra. Theo nghĩa thông thường, tài sản theo được hiểu là của cỉa, vật chất có giá trị đối với con ngươi, có thể được trao đổi, mua bán thông qua các giao dịch dân sự.
Theo lý thuyết luật học kế thừa từ thới La Mã cổ đại mà hiện nay nhiều quốc gia vẫn ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mình, tài sản có thể bao gồm vật và quyền tài sản. Tư tưởng này ảnh hưởng đến việc định nghĩa tài sản trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, một số quốc gia khác thì chỉ coi vật ( tức đồ vật) mới được xem là tài sản, còn các quyền tài sản không được em là những tài sản độc lập. Bên cạnh đó, tài sản phải là thứ bên ngoài con người, tức là thân thể con người hoặc từng bộ phận sẽ không đưuọc xem là tài sản. Vì tài sản là khách thể của quyền, nên những vật nằm ngoài khả năng nắm giữ của con người cũng không được xem là tài sản.
Giống như pháp luật nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam quy định những vẫn đề chung về tài sản tại Bộ luật Dân sự. Cũng chính vì khó khăn trong việc chỉ ra các đặc tính của tài sản, mà khái niệm tài sản không được xác định trong bộ luật Dân sự, thay vào đó là hình thức liệt kê, theo đó Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sạn hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, tài sản bao gồm các loại cơ bản sau:
- Vật: Vật là tài sản định hình có dạng thể rắn, thể lỏng, thể khí và các dạng khác mà con người có thể nắm giữ, chi phối. Pháp luật cũng phân loại vật theo các tiêu chí khác nhau như vật cùng loại và vật đặc định, vật tiêu hao và vật không tiêu hao, vật chính và vật phụ v.v.
- Tiền: Ở đây là tiền thanh toán chính thức là đồng Việt Nam
- Giấy tờ có giá : Cổ phiếu , trái phiếu, séc, tín phiếu, v.v. Giấy tờ có giá trị ghi mệnh giá và có khả năng chuyển thành tiền. Xét ở khía cạnh phổ thông thì ngoại tệ cũng được xem là giấy tờ có giá.
- Các quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền và có thể là đối tượng trong quan hệ dân sự bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền khác ( Điều 115 Bộ luật Dân sự). Theo pháp luật hiện hành thì quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định Luật Sở hữu trí tuệ, trong khi đó quyền sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai.
- Phân loại tài sản
Phân loại tài sản có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thẩm định giá phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại tài sản nhất định.
Ngoài việc phân loại tài sản thành vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, pháp luật còn phân loại tài sản thànhBất động sản và động sản.
Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất động sản là những tài sản bao gồm đất đai;nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, theo giải thích của Tiêu chuẩn thẩm định giá số 07 ban hành theo Thông tư số 28/2015/TT – BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính thì bất động sản có đặc điểm là gắn cố định với một không gian vị trí nhất đinh, không di dời được.
Động sản không được định nghĩa hay liệt kê mà được quy định theo phương thức loại trừ, đó là những tài sản không không ohair là bất động sản, ví dụ như máy móc, thiết bị, hàng hóa, phương tiện vận tải v.v.
Đối với một số quyền tài sản đặc thù, Bộ luật Dân sự năm 2015 không điều chỉnh mà lại có văn bản luật chuyên ngành khác, ví dụ như quyền sử dụng đất và quyền sở hữu trí tuệ. Theo Luật Đất đai năm 2013, quyền sử dụng đất là quyền tài sản của chủ sử dụng đất khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Còn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Mộ cách thức phân loại phù hợp với hình thái biều hiện thường được sử dụng là tài sản hữu hình, tài sản vô hình là tài sản tài chính. Đây là cách phân loại được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam ( tiêu chuẩn số 07).
Tài sản hữu hìnhlà những tài sản có hình thái vật chất do chủ tài sản nắm giữu để phục vụ các mục đích của mình, ví dụ đất đai, nhà cửa, công trình khác, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất, thiết bị truyền dẫn.
Tài sản hữu hình có đặc tính vật lý, thuộc sở hữu của chủ tài sản; mang giá trị vật chất hoặc tinh thần có thể trao đổi được.
Tài sản vô hìnhlà tài sản không có hình thái vật chất cụ thể và có khả năng tạo ra các quyên, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình là đối tượng của thậm định giá thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
Một là,tuy không có hình thái vật chất nhưng một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình. Ví dụ: một phần chương trình phần mềm máy tính được ghi tring một đĩa nhớ compact.
Hai là,Tài sản vô hình có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình. Ví dụ: hợp đồng, văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng và các tài liệu chứng cứ khác;
Ba là,có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu.
Bốn là,giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được, tức là có thể xác định được thành tiền.
Những tài sản vô hình chủ yếu liên quan đến hoạt động thẩm định giá như: Tài sản trí tuệ; Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (như quyền tác giả, sáng chế, phát minh v.v.); Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng theo quy định của pháp luật ( ví dụ như quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh, quyền phát thải có thể chuyển nhượng được; các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác ( ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu) và các tài sản vô hình khác.
Tài sản tài chínhđược hiểu là tiền và các tài sản tương đương tiền. Tài sản tài chính bao gồm tiền mặt, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công ty, các loại trái phiếu khác, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các khoản cho vay và phải thum cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, hợp đồng quyền chọn, các giấy tờ có giá khác.
Một cách thức phân loại nữa là theo tính chất của việc sở hữu mà tài sản được chia thành tài sản tư, tài sản cộng đồng và tài sản công.
Tài sản tưlà tài sản của một chủ thể xác định với những đặc quyền sở hữu rõ ràng. Nói cách khác, chủ sở hữu tài sản tư có toàn quyền đối với tài sản đó, bao gồm cả quyền được chuyển nhượng tài sản cho người khác. Ví dụ: chiếc xe oto của cá nhân hoặc của doanh nghiệp.
Tài sản công cộnglà tài sản của nhiều chủ thể, được xem là các đồng chủ sở hữu. Việc chuyển nhượng tài sản hoặc quyền đối với tài sản đó của từng chủ sở hữu thường khó khăn hơn, và đôi khi không thực hiện được. Ví dụ: Nhà thờ của dòng họ hoặc khu vực sinh hoạt chung của khu chung cư.
Tài sản cônglà tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật ( Điều 53 Hiến pháp) với mục đích phục vụ lợi ích chung của xã hội. Việc sử dụng tài sản công thường được giám sát chặt chẽ bới cơ quan có thẩm quyền của xã hôi. Ví dụ: một cây cầu do nhà nước xây dựng là tài sản công, những ai cũng có quyền đi qua cây cầu.
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: (028) 2200 2060 – 0909.399.961.
Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học