Trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng?
(TDGTS- Phạt vi phạm hợp đồng)- Khi thực hiện hợp đồng, không ít trường hợp vì VI PHẠM HỢP ĐỒNG đã khiến cho mục đích hợp đồng không thể đạt được, thậm chí còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Việc phạt khi vi phạm hợp đồng không phải trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, để biết chính xác các trường hợp bị phạt vi phạm hợp đồng thì có thể không phải ai cũng biết.
Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài thường gặp trong nhiều loại hợp đồng. Trong đó, có thể kể đến ba loại phạt vi phạm thường gặp trong hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại và hợp đồng xây dựng.
1. Hợp đồng dân sự
Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự quy định:
“Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”
Có thể thấy, trong hợp đồng dân sự thì phạt vi phạm do hai bên thỏa thuận. Mức phạt cũng do các bên thỏa thuận trừ trường hợp khác do Luật quy định.
Ngoài ra, về việc phạt vi phạm đi kèm bồi thường thiệt hại, khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự cũng quy định:
– Nếu chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa bị phạt vừa phải bồi thường thiệt hại thì các bên phải thực hiện theo thỏa thuận này.
– Nếu chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không đề cập đến việc vừa bị phạt vừa phải bồi thường thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, trong hợp đồng dân sự, phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn dựa vào thỏa thuận giữa các bên (trừ trường hợp Luật liên quan có quy định khác).
2. Hợp đồng thương mại
Điều 300 Luật Thương mại định nghĩa phạt vi phạm:
“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”
Căn cứ quy định này, nêu trong hợp đồng thương mại có quy định, một bên vi phạm hợp đồng thì bên đó sẽ phải trả một khoản tiền phạt vi phạm. Mức phạt này được quy định cụ thể trong hợp đồng ngoại trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm gồm:
– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận.
– Sự kiến bất khả kháng.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
– Việc vi phạm do lỗi của bên kia.
– Vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước mà các bên không thể biết tại thời điểm ký hợp đồng.
Lưu ý: Để được miễn trách nhiệm, bên vi phạm phải chứng minh mình thuộc các trường hợp nêu trên.
Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại giới hạn mức phạt tối đa là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp cấp chứng thư giám định sai do lỗi vô ý thì mức phạt theo thỏa thuận nhưng không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.
3. Hợp đồng xây dựng
Trong hợp đồng xây dựng, việc phạt hợp đồng được quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng. Cụ thể, khoản 1 Điều 146 Luật này quy định:
“Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.”
Đồng thời, mức phạt hợp đồng xây dựng sử dụng sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công tối đa là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Đặc biệt, điểm k khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng nêu rõ, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng là một trong các nội dung của hợp đồng xây dựng.
Do đó, trong hợp đồng xây dựng phải có điều khoản quy định về phạt vi phạm hợp đồng và mức phạt cũng do các bên thỏa thuận, được ghi cụ thể trong hợp đồng.
Trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng?
Như phân tích ở trên, mặc dù các hợp đồng khác nhau sẽ quy định khác nhau về việc phạt hợp đồng. Tuy nhiên,việc phạt hợp đồng chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Do đó, nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì các bên thực hiện theo thỏa thuận đó. Nếu không có thỏa thuận thì bên vi phạm sẽ không phải chịu phạt nếu vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, dù không có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình theo căn cứ Điều 13, Điều 360 và Điều 419 Bộ luật Dân sự.
Theo đó, bên có quyền có thể yêu cầu bên vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại mà lẽ ra mình được hưởng do hợp đồng mang lại và yêu cầu bên vi phạm chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành hợp đồng.
Trên đây là bài viết về các trường hợp vi phạm hợp đồng, đặc biệt là các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].