Bạn đang thắc mắc những vấn đề liên quan đến thẩm định ư? Vậy đừng bỏ lỡ bài viết này nhé! Đọc ngay để biết thẩm định là gì? Quy trình thẩm định được thực hiện như thế nào? Sự khác biệt của thẩm định và thẩm tra?
Thẩm định là gì?
Thẩm định là gì?Hiện nay, quy định pháp luật chưa cụ thể hóa khái niệm thẩm định, vì tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên ngành thẩm định sẽ hiểu theo cách khác nhau. Tuy nhiên, mọi ý nghĩa củathẩm định đều có nghĩa làmột sự xem xét, đánh giá vấn đề và đưa ra kết luận mang tính pháp lý thể hiện dưới dạng văn bản. Người thực hiện thẩm định phải là người có lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn nhất định về vấn đề mà mình xem xét, đánh giá.
Mục đích của thẩm định là một trong những hoạt động được tiến hành có tiêu chí, đánh giá nhất định nhằm đánh giá vấn đề pháp lý một cách chính xác, đầy đủ nhất. Mỗi lĩnh vực khác nhau định nghĩa của thẩm định sẽ được thay đổi ít nhiều về nội dung của thẩm định phù hợp với vấn đề cần đánh giá. Trường hợp theo quy định tại khoản 15, Điều 14, Luật giá 2012Thẩm định là gì? Thẩm định theo luật giáđược định nghĩa là việc cơ quan/tổ chức có chức năng thực hiện việc thẩm định giá, nhằm mục đích xác định giá trị bằng tiền của một hoặc nhiều loại tài sản theo quy định của pháp luật phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm cụ thể, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Thẩm định là gì theo cách hiểu của Luật xây dựngquy định tại khoản 36, Điều 3 Luật Xây dựng 2020 sửa đổi bổ sung Luật xây dựng 2014 thìThẩm địnhđược hiểu là việc người quyết định đầu tư/chủ đầu tư/những người thuộc lĩnh vực chuyên môn xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. Cụ thể bao gồm việc thẩm định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư để quyết định đầu tư xây dựng và phê duyệt thiết kế xây dựng; việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
Mặc dù thẩm định có nhiều định nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vực thì chung quy lại thẩm định là việc chủ thể có chuyên môn, nghiệp vụ đưa ra những đánh giá dựa trên những tiêu chí nhất định của từng lĩnh vực.
Quy trình thẩm định
Quy tình thẩm định là gì?Tùy thuộc vào lĩnh vực cần thực hiện thẩm định, pháp luật quy định quy trình tương ứng với lĩnh vực đó. Ví dụquy trình thẩm định giáđược tiến hành như sau:
Bước 1. Xác định tổng quát những vấn đề về tài sản cần thẩm định
Người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể tiến hành xác nhận những thông tin, vấn đề về tài sản cần thẩm định. Xác định giá trị thị trường/phi thị trường để làm cơ sở thẩm định giá của tài sản đó.
Bước 2.Lập kế hoạch thẩm định giá cụ thể
Việc lập kế hoạch thẩm định giá sẽ giúp chủ thể thực hiện xác định rõ về phạm vi, nội dung công việc thẩm định, tiến độ thực hiện từng giai đoạn thẩm định và đánh giá tổng quát tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.
Bước 3.Khảo sát thực tế để thu thập thông tin
Việc thẩm định giá dựa trên thị trường, thực tế. Vì vậy việc khảo sát thị trường thực tế nhằm mục đích đưa đến thông tin xác thực để làm cơ sở thẩm định giá chính xác.
Bước 4. Phân tích thông tin đã thu thập
Sau khi đã có đầy đủ cơ sở để thẩm định, thì chủ thể thực hiện sẽ tiến hành phân tích thông tin dựa trên những cơ sở đã thu thập. So sánh các yếu tố và đưa ra kết luận thẩm định giá cả cụ thể.
Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại những Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do BTC đã ban hành, thẩm định viên sẽ phân tích và quyết định phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan (nếu có).
Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá/chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng/các bên liên quan.
Báo cáo kết quả thẩm định giá/chứng thư thẩm định giá được lập tuân thủ quy định tạiTiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06.
Phân biệt thẩm định và thẩm tra
Thẩm định là gì? Thẩm tra là gì?Nhiều người nhầm tưởng thẩm định và thẩm tra là một. Nhưng thực tế, đây là hai khái niệm khác nhau. Theo cách hiểu thông thường thẩm tra chính là việc điều tra, tìm hiểu để xem xét lại những vấn đề đã kết luận lúc trước đúng hay sai, vấn đề kết luận có chính xác hay không? Theo cách hiểu pháp lý việc thẩm tra thường đi với việc kiểm tra, đánh giá vấn đề một cách kỹ lưỡng về nội dung, đối tượng, phạm vi, tính khả thi của vấn đề…
Về bản chấtthì thẩm định là việc xem xét, phân tích để đánh giá một vấn đề, còn thẩm tra mang tính xem xét lại một vấn đề cụ thể kiểm tra tính chính xác, đúng sai của vấn đề đó. Tóm lại, thẩm định và thẩm tra đều là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể để xem xét, đánh giá về vấn đề nào đó dựa trên các tiêu chí về nội dung hình thức để đưa ra những kết luận, giải pháp, kiến nghị hợp lý nhất.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].