Tính đến nay đã gần 10 năm thực thi Luật Giá và hệ thống pháp luật về thẩm định giá. Từ những sai phạm gần đây liên quan đến hoạt động thẩm định giá và chất lượng thẩm định viên cho thấy, nếu không chấn chỉnh, thẩm định giá sẽ trở thành “ung nhọt”, làm méo mó về giá trong các giao dịch kinh tế và tiếp tay cho sai phạm, tham nhũng, gây thất thoát ngân sách, tài sản nhà nước…
Năm 2012, Luật Giá được ban hành. Cơ quan quản lý theo sát “dấu chân” hành nghề của các doanh nghiệp và thẩm định viên để ban hành, sửa đổi hàng loạt quy định, để bịt chặt “kẽ hở” về pháp luật, tránh những sai phạm trong hoạt động thẩm định giá. Nhờ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển của các doanh nghiệp thẩm định giá và các thẩm định viên đăng ký hành nghề những năm qua.
Thẩm định giá hiện trở thành một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong việc xác định giá trị tài sản trong các giao dịch trên thị trường. Từ nhu cầu thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân đến việc các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập… khi sử dụng vốn nhà nước để mua sắm trang thiết bị, máy móc duy trì hoạt động hay định giá tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa…, đều cần thẩm định giá. Có thể thấy, thẩm định giá đã và đang ở thời kỳ hoàng kim.
“RÚNG ĐỘNG” NHIỀU VỤ ÁN THẨM ĐỊNH VIÊN “TIẾP TAY” SAI PHẠM
Thế nhưng, bên cạnh những giá trị mang lại cho xã hội thì thẩm định giá cũng bộc lộ những mặt trái, tiếp tay cho tiêu cực tham nhũng mà biểu hiện rõ nhất thông qua các hoạt động đấu thầu mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, định giá đất trong xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa…
Thông qua các vụ việc bị phanh phui đã lộ ra sự “tiếp tay” của hàng loạt thẩm định viên về giá, vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp gây bức xúc trong dư luận xã hội, gia tăng doanh nghiệp thẩm định giá bị cơ quan quản lý “tuýt còi” và vướng vòng lao lý.
Gần đây nhất, Công ty cổ phần định giá và đầu tư Việt có trụ sở tại TP. Hà Nội là đơn vị thẩm định giá và cung cấp Chứng thư thẩm định giá dự toán tại 3 gói thầu mua sắm của Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh, gồm gói thầu số 02 mua máy thở và máy đo khí máu; gói thầu số 03 mua máy lọc máu liên tục; gói thầu số 04 mua máy siêu âm Doppler bằng 3 đầu dò.
Tuy nhiên, công ty thực hiện thẩm định giá thực hiện một số nội dung không đầy đủ theo quy định của Tiêu chuẩn thẩm định giá số 05 về quy trình thẩm định giá, được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 6/3/2015 của Bộ Tài chính.
Với những hành vi vi phạm này, Công ty cổ phần định giá và đầu tư Việt bị UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 70 triệu đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Bộ Tài chính đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp này.
Hay như đại án Công ty Việt Á, vụ án điển hình gây chấn động với 95 bị can bị khởi tố gắn với nhiều CDC các tỉnh, thành. Cùng đó, hàng loạt doanh nghiệp thẩm định giá “tiếp tay” nâng khống giá kit test gây thất thoát ngân sách nhà nước như Công ty TNHH thẩm định giá Tây Nam, Công ty cổ phần thẩm định giá BTC VALUE – chi nhánh Đà Nẵng…
Hoặc, một vụ án cổ phần hóa Tổng công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương (mã chứng khoán: PRT) xảy ra tại tỉnh Bình Dương hiện đang được Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử, Công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam “tiếp tay” để loại trừ 145 ha “đất vàng” ra khỏi ra giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa khiến Nhà nước thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
LUẬT PHÁP VÀ QUẢN LÝ CHƯA THEO KỊP THỰC TẾ
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy sức “nóng” về tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên trong những năm gần đây.
Nếu như năm 2009, chỉ có tổng số 44 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động với 184 thẩm định viên hành nghề thì đến 2012, đã có 98 doanh nghiệp, tăng 123% so với năm 2009, với số lượng thẩm định viên hành nghề là 535 người. Cuối năm 2020, có tới 409 doanh nghiệp thẩm định giá được cấp giấy chứng nhận, gấp 9,3 lần so với năm 2009, với 1.723 thẩm định viên hành nghề, gấp hơn 11,6 lần so với năm 2009.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2022, chỉ có 279 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động và số thẩm định viên về giá được phép hành nghề cũng sụt giảm tương ứng chỉ còn 1.460 do nhiều quy định mang tính siết chặt tại Nghị định số 12/2021/NĐ-CP ngày 24/2/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
Theo đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục.
Theo đó, do nhiều quy định pháp luật chưa theo kịp sự phát triển “nóng” của loại hình doanh nghiệp này.
Vì vậy, xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp thẩm định giá thường xuyên thay đổi người đại diện theo pháp luật. Một số doanh nghiệp thẩm định giá chậm hoặc không thực hiện báo cáo đầy đủ.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Cùng đó, thẩm định viên về giá không làm cố định tại doanh nghiệp mà “chân trong, chân ngoài” vừa gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, vừa làm giảm hiệu quả hoạt động, trách nhiệm nghề nghiệp trong doanh nghiệp. Tình trạng cho thuê và mượn thẻ thẩm định viên về giá có xu hướng tăng.
Nhìn nhận về sai phạm của hoạt động thẩm định giá thời gian qua, có ý kiến cho rằng các thẩm định viên về giá hiện nay chưa được chuyên môn hóa theo lĩnh vực tài sản thẩm định giá như: bất động sản; máy móc, thiết bị; giá các tài sản tài chính gồm doanh nghiệp, tài sản vô hình, thương hiệu… nên có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ thẩm định giá.
Do thiếu trình độ chuyên môn sâu theo từng nhóm tài sản thẩm định giá nên thẩm định viên khi hành nghề dễ phát sinh vướng mắc, sai sót, chất lượng dịch vụ không cao.
Ở một góc nhìn khác, theo quy định của Luật Giá, kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
Tuy nhiên, nhiều quy định tại pháp luật chuyên ngành gần như sử dụng ngay kết quả thẩm định giá làm căn cứ duy nhất để định giá, kéo theo đó là trách nhiệm rất nặng đặt lên vai các doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá.
ĐƯA THẨM ĐỊNH GIÁ VÀO KHUÔN KHỔ
Trước tình trạng xuống dốc về đạo đức thẩm định viên, số lượng vi phạm tăng đột biến cơ quan chức năng dùng nhiều biện pháp chấn chỉnh, tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải rà soát lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ quản trị doanh nghiệp, quản lý thẩm định viên đến kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá nội bộ của doanh nghiệp. Đặc biệt là thúc đẩy doanh nghiệp chấp hành tốt hơn pháp luật về thẩm định giá, nhất là các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Đáng chú ý, cơ quan quản lý phải bám sát từng động tĩnh trong hoạt động của gần 300 doanh nghiệp và công bố công khai từng thông tin điều chỉnh nhỏ nhất của gần 1.500 thẩm định về giá được phép hành nghề trên toàn quốc như điều chỉnh chức vụ, điều chuyển nơi công tác, điều chỉnh chức năng đăng ký hành nghề…
Một đại diện Cục Quản lý giá chia sẻ với phóng viên VnEconomy rằng công tác quản lý rất chặt chẽ nhưng sai phạm vẫn lộ lọt ngày càng nhiều.
Mặc dù quy định về pháp luật khá rõ ràng, phương pháp thẩm định giá tài sản có những tiêu chí cụ thể, cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ nhưng trước những sai phạm vẫn “nở rộ”, các chuyên gia cho rằng, cần phải rà soát lại để hoàn thiện quản lý nhà nước về thẩm định giá theo hướng sâu sát hơn.
Ngoài ra, từ năm 2013 đến nay, Bộ Tài chính liên tục tổ chức các đợt thanh, kiểm tra doanh nghiệp thẩm định giá.
Cụ thể, năm 2013 kiểm tra 15 doanh nghiệp và 3 chi nhánh; năm 2015 kiểm tra 39 doanh nghiệp; năm 2016 kiểm tra 40 doanh nghiệp và thanh tra 2 doanh nghiệp; năm 2020 kiểm tra 58 doanh nghiệp. Chưa kể, Bộ Tài chính cũng chủ động tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc đưa vào danh sách kiểm tra trong năm kế tiếp đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.
Song song, công tác giám sát, kiểm tra hàng năm, thanh tra phát hiện và xử phạt hành chính với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thẩm định giá và được công khai. Cụ thể, năm 2014 xử phạt 5 doanh nghiệp; năm 2015 xử phạt 5 doanh nghiệp; năm 2019 xử phạt 15 doanh nghiệp…
Thế nhưng, số lượng doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thẩm định giá cũng tăng “nóng” gần đây, đặc biệt từ sau khi Nghị định số 12/2021/NĐ-CP có hiệu lực.
Mặc dù quy định về pháp luật khá rõ ràng, phương pháp thẩm định giá tài sản có những tiêu chí cụ thể, cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ nhưng trước những sai phạm vẫn “nở rộ”, các chuyên gia cho rằng, cần phải rà soát lại để hoàn thiện quản lý nhà nước về thẩm định giá theo hướng sâu sát hơn đối với điều kiện hoạt động và hành nghề của các doanh nghiệp và các thẩm định viên về giá; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và đánh giá chất lượng hoạt động doanh nghiệp; hoàn thiện bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam…
Tiếp tục rà soát những “lỗ hổng” về chính sách và đưa hoạt động thẩm định giá phát triển đúng định hướng, Bộ Tài chính đang tiếp tục lắng nghe góp ý của những doanh nghiệp, hiệp hội, bộ ngành cùng các địa phương, để hoàn thiện Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) và sớm trình Chính phủ thời gian tới.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].