(TDGTS- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá)– Bạn hiểu gì về hình thức và nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá? Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé
1. Các hính thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
a , Hình thức trực tiếp
Hình thức trực tiếp là hình thức quản lý theo đó nhà nước can thiệp trực tiếp vào các lĩnh vực vực giá như: nhà nước tham gia vào việc trực tiếp định giá và quyết định mức giá của hàng hóa, dịch vụ; nhà nước quy định mức giá giới hạn: khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu; sử dụng các công cụ trợ giá; thực hiện hiệp thương giá; quy định về niêm yết…
b , Hình thức quản lý gián tiếp
Hình thức quản lý gián tiếp là hình thức nhà nước không trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành giá mà tác động một cách gián tiếp thông qua các chính sách của nhà nước. Đối tượng quản lý trong hình thức này chính là các cân đối cung cầu. Việc quản lý theo hình thức này chủ yếu được thực hiện thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thu nhập…
Mỗi hình thức nêu trên đều có những ưu và nhược điểm, chính vì vậy, các nhà quản lý phải tùy theo bối cảnh, điều kiện và mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn để lựa chọn hình thức quản lý phù hợp, hoặc kết hợp, hoặc kết hợp hai hình thức quản lý trên với nhau theo một liểu lượng hợp lý.
2. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
a) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giá phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ
Đây là một nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá. Trong thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ra đoi đã có nội dung quản lý nhà nước về giá theo chuyên ngành như: giá điện trong Luật Điện lực, giá dịch vụ bưu chính – viễn thông, giá đất và tài nguyên, quy định về tiên thuê đất, thuê mặt nước, mặt biển; giá nhà thuộc sở hữu Nhà nước, cước phí cảng biển, cước vận chuyển bằng đưong sắt, hàng không; hướng dần việc thực hiện thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng, giá thiết bị trong lĩnh vực đầu tư xây dựng…
Với quan điểm chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải phù hợp với quy luật kinh tế thị trường nhưng vận động trong tầm kiểm soát của Nhà nước. Cơ chế giá phù hợp với mô hình đó là cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước giảm dần các can thiệp truc tiếp, tôn trong quyền tự định giá của doanh nghiệp, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh về giá đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh; ổn định tình hình kinh tế, xã hội, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ thống các văn bản pháp luật về giá cần đàm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với các quy định của các luật có liên quan đã ban hành, các thông lệ quốc tế và những cam kết của Chính phủ Việt Nam so với các tổ chức quốc tế và các nước trong quá trình hội nhập kinh tế.
b) Định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Nhà nước quản lý, điều hành sự vận động của giá cả thị trường chủ yêu bằng phương thức gián tiếp thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý; sử dụng các chính sách kinh tế để tác động đến sự hình thành và vận động của giá cả.
Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện các biện pháp can thiệp trực tiếp về giá đối với ba nhóm hàng hóa, dịch vụ: Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước san xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng; hàng dự trữ quốc gia, sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Tùy theo tình hình phát triển kinh tế xã hội mà danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu quản lý giá trực tiếp thay đổi, tuy nhiên, kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế, xu hướng chung, nhất quán là giảm dần sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào giá cả thị trường.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Các hình thức định giá là: mức giá cụ thể; khung giá; mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.
– Nhà nước định mức giá cụ thể đối với:
+ Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh;
+ Dịch vụ kết nối viễn thông;
+ Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;
– Nhà nước định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền;
– Định khung giá và mức giá cụ thể đối với:
+ Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;
+ Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ đuoc xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
+ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo duc, đào tạo của Nhà nước;
+ Dịch vụ thủy lợi; dịch vụ sử dụng đường bộ, cảng, nhà ga… + Dịch vụ kiểm định, kiểm dịch, kiểm nghiệm…
+ Dịch vụ trông giữ xe,
+ Dịch vụ vệ sinh, bảo vệ môi trường…
– Nhà nước định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với:
+ Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc eia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phâm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ một số dịch vụ được Nhà nước quy định riêng;
+ Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;
+ Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng. Những loại hàng hóa dịch vụ trên đây do Nhà nước định giá nhưng mức giá hình thành vẫn cần tuân thủ nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ và kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đối.
c) Thu thập, tổng hợp, phân tích và dự báo giá thị trường trong nước và thể giới để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Cơ sở dữ liệu về giá cần bao quát đến các bộ, ngành, doanh nghiệp, quận, huyện đáp ứng yêu cầu phân tích, dự báo. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá và thẩm định giá đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá trong tình hình mới trong đó quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng cơ sở du liệu quốc gia về giá là đầu mối kết nối các hệ thống cơ sở dữ liệu về giá của các Bộ, ngành và dịa phương; cung cấp thông tin về giá phục vụ nhiệm vụ quàn lý nhà hước và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; quy định chế độ báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin đế xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá.
d) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về giá
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa, cán bộ quản lý giá có vai trò của người điều hành một hệ thống lớn và phức tạp, đồng thời thực thi các chính sách giá để giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề nảy sinh trong thực tien. Cán bộ quản lý giá đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giá và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý giá. Hoạt động quản lý giá đòi hỏi công tác tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về giá phải được thực hiện…
Cán bộ quản lý giá phải được trang bị những kiến thức về lý luận quản lý hiện đại, nghiệp vụ quản lý thiết thực mang tính chuyên nghiệp, kĩ năng quản lý sự thay đổi, kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kĩ năng xây dựng tư duy toàn cầu, kỉ năng công nghệ thông tin, có năng lực thực tiễn, năng lực đối ngoại để trở thành nhà quản lý có đủ bản lĩnh biến chủ trương, chính sách thành hiện thực, thực hiện đúng chức trách một cách chuyên nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc minh bạch và hiệu quả.
Quản lý giá đã và đang có thêm nhiều nội dung mới, đòi hỏi cán bộ quản lý giá phải tiếp nhận, biết vận dụng nhiều phương pháp và phương tiện quản lý hiện đại, phù hợp và có hiệu quả. Do vậy yêu cầu tất yếu cần làm hiện nay là nâng cao chất lượng đoi ngũ cán bộ quản lý giá mà chủ yếu là thông qua đào tạo và bồi dưỡng.
Xu hướng phát triển chương trình đào tạo, bồi duưỡng hiện nay là căn cứ vào yêu cầu đầu ra để thiết kế mục tiêu nội dung chương trình. Chương trình đào tạo, bôi dưỡng cần bộ quản lý giá cũng cần được thiết kế dựa trên yêu cầu công việc thực tế của họ. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để cấp chứng chỉ, văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ quản lý giá.
Do nhận thức về vai trò của cân bộ quản lý giá ngày càng cao nền hầu hết các nước đều kết hợp cả hai chương trình đào tạo, bồi dưỡng với mức độ ưu tiên khác nhau tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các chương trình đưoc xây dựng đều có sự kết hợp ở mức độ khác cụ shau giữa khuynh hưởng hàn lâm (nặng về lý luận cơ bản và nghiên cứu khoa học quản lý giá) và khuynh hướng thực hành (nội dung chương vành nặng về giải quyết các tình huống, các giải pháp và kinh nghiệm quản lý giá.
đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về giá. Thanh tra chuyên ngành về giá là thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định của Luật Giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục đích hoạt động thanh tra về giá nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về giá để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giá giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giá; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hoạt động thanh tra do doàn thanh tra, thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo nguyên tắc hoạt động thanh tra là: tuân theo pháp luật; bảo đàm chính kác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời và không trùng 1ập về phạm vi, đối tượng, noi dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan Ihực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trd hoạt đong bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra nhà nước (thanh tra Chính phủ; thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; thanh tra Cơ Tình, thành phố trực thuộc trung ương; thanh tra so; thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về giá do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động thanh tra về giá là triển khai thực hiện các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch gắn liền với thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, bảo đảm các cuộc thanh tra có chat lượng, hiệu quả, đúng tiên độ; thực hiện công khai các kết luận thanh tra, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị và các quyết định xử lý về thanh tra.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].