(TĐGTS Thẩm định giá cổ phiếu) –Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Giá trị cổ phiếu của công ty thể hiện giá trị của công ty đó trên thị trường. Vì vậy thẩm định giá cổ phiếu có vai trò đặc biệt quan trọng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong hoạt động mua bán, đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên thị trường.
1. Khái niệm cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu của người nắm giữ đối với doanh nghiệp. Nó là một loại tài sản mà mức độ sinh lời phụ thuộc vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Hiện nay có một số định nghĩa về cổ phiếu như sau:
– Theo khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Chỉ công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu.
– Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cổ phiếu là một loại chứng khoán (được coi là tài sản), là đối tượng giao dịch trên sàn chứng khoán.
– Theo khoản 1, 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, có 02 loại cổ phiếu như sau:
- Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp hội đồng quản trị, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.
- Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp.
2. Thẩm định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu là cách nhà đầu tư tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một cổ phiếu, có thể hiểu đơn giản là Nhà đầu tư đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền tại thời điểm hiện tại. Việc định giá sẽ hữu ích khi Nhà đầu tư muốn xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhằm đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả nhất.
Thẩm định giá cổ phiếu là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị cổ phiếu bằng tiền theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
3. Phân loại cổ phiếu
Theo Luật doanh nghiệp 2020, có các loại cổ phiếu sau đây:
3.1. Cổ phiếu phổ thông
Công ty cổ phần phải có cổ phiếu phổ thông. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phiếu của một công ty cổ phần.
Cổ phiếu phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi.
3.2. Cổ phiếu ưu đãi
Ngoài cổ phiếu phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phiếu ưu đãi. Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi gồm các loại sau đây:
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết
- Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức
- Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại
- Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
3. Mục đích thẩm định giá cổ phiếu
- Mua bán chuyển nhượng
- Vay vốn ngân hàng
- Đầu tư, góp vốn
- Các mục đích khác được pháp luật công nhận
4. Phương pháp thẩm định giá cổ phiếu
Hiện nay có nhiều phương pháp thẩm định giá cổ phiếu được các thẩm định viên áp dụng như: Phương pháp thẩm định giá dự vào tỷ số P/E, phương pháp thẩm định giá dự vào tỷ số P/B, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu (FCFE), phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF).
4.1. Phương pháp thẩm định giá dựa vào tỷ số P/E
Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là cách phổ biến nhất và có thể áp dụng cho cổ phiếu ở hầu hết các ngành nghề. Tỷ số giá trị thị trường trên thu nhập P/E (Price-to-Earnings) là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một cổ phiếu. Phương pháp thẩm định giá dựa vào tỷ số P/E được xây dựng trên cơ sở so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp “tương tự” hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
4.2. Phương pháp thẩm định giá dự vào tỷ số P/B
Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B cũng là 1 trong những phương pháp đơn giản nhất. Tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách (P/B) là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Phương pháp thẩm định giá dựa vào tỷ số P/B được xây dựng dựa trên cơ sở so sánh tỷ số P/B của các doanh nghiệp “tương tự”, hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
4.3. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Phương pháp này do dùng dòng cổ tức để phân tích nên giá trị tính ra sẽ là giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu (cổ tức thuộc về chủ sở hữu). Nhà đầu tư mua cổ phiếu doanh nghiệp là nhằm có được thu nhập trong tương lai, bao gồm cổ tức và tiễn lãi về vốn khi chuyển nhượng cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong mãi mãi, thì giá trị doanh nghiệp (đối với chủ sở hữu) được đo bằng giá trị hiện tại của tất cả các khoản cổ tức thu được trong tương lai, hay giá trị có thể được xác định bằng tổng giá trị các loại cổ phiếu mà doanh nghiệp đang lưu hành.
4.4. Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFE)
Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE là tổng dòng tiền thu nhập sau thuế dành riêng cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE phản ánh: dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho chủ sở hữu doanh nghiệp, sau khi hoàn trả lãi và vốn vay cho chủ nợ, chi trả các chi phí đầu tư mới và thay đổi về nhu cầu vốn lưu động.
4.5. Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF)
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp FCFF là tổng dòng tiền thu nhập của tất cả các đối tượng có quyền lợi trong doanh nghiệp (gồm: Chủ nợ và Chủ sở hữu (cổ đông)). Dòng tiền thuần FCFF phản ánh: dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho cả chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp (không tính đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp).
Ngoài những phương pháp thẩm định giá cổ phiếu thông dụng như trên, hiện nay còn một số phương pháp thẩm định khác như: Định giá cổ phiếu bằng công thức Benjamin Graham, định giá cổ phiếu bằng phương pháp Katsenelson Absolute PE.
Thẩm định giá cổ phiếu là thẩm định viên xác định giá trị thực hay giá trị nội tại của một cổ phiếu đáng giá bao nhiêu tiền tại thời điểm hiện tại phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan một cách minh bạch chính xác từ đó các Nhà đầu tư, doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả nhất.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].