(TĐGTS Thẩm định giá tài sản vô hình)Bất động sảnủa một doanh nghiệp hiện nay không còn nằm ở các tài sản hữu hình như: Bất động sản, máy móc thiết bị, công trình xây dựng, nhà xưởng…mà nằm ở các tài sản vô hình như: Giá trị thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền thương mại, cơ sở dữ liệu, thông tin, nguồn nhân lực, bí kíp kinh doanh, khách hàng,…Đó là yếu tố tạo nên sự khác biệt của Doanh nghiệp. Tài sản vô hình là yếu tố làm nên tên tuổi, phủ rộng thị trường, giúp doanh nghiệp thành công.
Một nền kinh tế mạnh, có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, uy tín trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, có một số thương hiệu Việt Nam bán cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hữu hình như: ICP (60 triệu USD) hay Diana (184 triệu USD), P/S (5 triệu USD), Phở 24 (20 triệu USD)… Điều này cho thấy, giá trị vô hình đã dần được ghi nhận khi định giá doanh nghiệp.
1. Khái niệm tài sản vô hình
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 được Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.
Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.
Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) định nghĩa: tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. TSVH không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) đưa ra khái niệm: Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật.
Theo tiêu chuẩn thống nhất về hành nghề thẩm định giá chuyên nghiệp (USPAP) của Appraisal Foundation đưa ra khái niệm tài sản vô hình: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, bao gồm nhưng không giới hạn trong số các tài sản trong số các tài sản sau: Quyền thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, goodwill, cổ phần, cổ phiếu và hợp đồng được tách biệt khỏi tài sản có hình thái vật chất như phương tiện, trang thiết bị.
Tài sản vô hình (intangible assets) là tài sản không có hình dạng cụ thể như uy tín, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, nhưng có giá trị bằng tiền (theo Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân).
2. Khái niệm thẩm định giá tài sản vô hình
Thẩm định giá tài sản vô hình là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị tài sản vô hình bằng tiền theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
3. Cơ sở thẩm định giá tài sản vô hình
Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, thẩm định viên xác định rõ loại giá trị cần ước tính của tài sản vô hình là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.
Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình, ví dụ như các ưu đãi về thuế, giá trị tăng thêm do sử dụng kết hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá với các tài sản khác cùng thuộc sở hữu của một chủ sở hữu,…
4. Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình
Thẩm định giá tài sản vô hình phục vụ nhiều mục đích khác nhau cho các bên liên đảm bảo lợi ích chính đáng từ đó doanh nghiệp đưa ra các quyết định để kinh doanh đầu tư…Một số mục đích thẩm định giá cơ bản thẩm định giá tài sản vô hình như sau:
- Cho phép doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp
- Phục vụ cho việc xác định đúng các chi phí gắn với khấu hao tài sản cố định vô hình qua đó tính toán giá thành tốt hơn.
- Giúp thuận tiện cho việc mua bán trao đổi các tài sản vô hình giữa các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc hình thành các dự án, phát triển các loại tài sản vô hình của mình.
- Tài sản vô hình được thẩm định giá trong trường hợp: mua bán, chuyển nhượng; góp vốn liên doanh; tái cấu trúc tài sản vô hình: (mua bán, sát nhập, chia tách, cổ phần hóa…) xử lý nợ; giải thể doanh nghiệp; đền bù, bảo hiểm, khiếu nại; hoạch toán kế toán, tính thuế.
5. Vai trò của tài sản vô hình
5.1. Vai trò chung
Trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng tài sản vô hình, thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng.
Giá trị thẩm định của tài sản vô hình có thể là mức giá tối đa mà người mua nên trả hoặc mức giá hợp lý mà người bán đưa ra để thương lượng.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Tài sản vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của doanh nghiệp, vì vậy khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), việc thẩm định giá tài sản vô hình để làm cơ sở thương lượng, giao dịch rất quan trọng.
5.2. Đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Vai trò của tài sản vô hình có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp trong thời đại giá trị doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài sản trí tuệ. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tài sản vô hình góp phần tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút sự tín nhiệm của khách hàng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Do vậy, tài sản vô hình nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Việc đầu tư vào các nguồn lực vô hình tại các nước đang và các nước phát triển càng có xu hướng chiếm ưu thế so với các khoản đầu tư vào các nguồn lực hữu hình. Điều này cho thấy Tài sản vô hình là nguồn lực quan trọng trong nền sản xuất kinh doanh hiện đại cũng như thu hút các khoản đầu tư từ nước ngoài.
- Tài sản vô hình nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút được sự quan tâm của khách hàng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
- Tài sản vô hình làm tăng giá trị doanh nghiệp góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp do sự phất triển của việc ứng dụng công nghệ, phần mềm, sử dụng lao động kỹ thuật cao,…cũng như các quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ
- Tài sản vô hình là nguồn lực quan trọng trong sản xuất, kinh doanh cũng như phát triển kinh tế, thu hút các khoản đầu tư từ nước ngoài. Các nước càng phát triển thì tỷ trọng đầu tư vào các nguồn lực vô hình càng có xu hướng chiếm ưu thế so với các khoản đầu tư vào các nguồn lực hữu hình.
6. Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá
6.1. Cách tiếp cận từ thị trường
Cách tiếp cận từ thị trường là cách thức xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường.
6.1.1. Phương pháp so sánh
Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường.
Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá, cụ thể:
- Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình;
- Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng;
- Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng;
- Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình;
- Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình;
- Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.
Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường. Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá, cụ thể: Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình; Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng; Lĩnh vực ngành nghề mà TSVH đang được sử dụng; Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình; Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình; Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.
Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.
6.2. Cách tiếp cận từ chi phí
Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.
Giá trị ước tính của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) – Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
Trong đó, lợi nhuận của nhà sản xuất được xác định thông qua biện pháp so sánh, điều tra, khảo sát.
Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.
Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau: Chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (ví dụ: Chi phí quảng cáo để duy trì vị thế của nhãn hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản phẩm, v.v.), chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác.
6.2.1. Phương pháp chi phí tái tạo
Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí tạo ra một tài sản khác tương đồng với tài sản vô hình cần thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành.
Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
6.2.2. Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành.
Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí thay thế – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
Khi xác định giá trị của tài sản vô hình theo phương pháp chi phí thay thế thẩm định viên cần xem xét các nội dung sau: Các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định; Thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá.
6.3. Cách tiếp cận từ thu nhập
Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại.
Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.
6.3.1. Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình
Giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.
Phương pháp này đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).
Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo, hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.
6.3.2. Phương pháp lợi nhuận vượt trội
Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.
Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.
6.3.3. Phương pháp thu nhập tăng thêm
Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.
Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:
– Ước tính các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. Dòng tiền được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính bằng cách giảm trừ khỏi dòng tiền kỳ vọng nói trên khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và các tài sản vô hình khác với tài sản vô hình cần thẩm định (gọi chung là tài sản đóng góp).
Khoản đóng góp của tài sản đóng góp là khoản thu nhập hợp lý được tạo ra bởi tài sản đóng góp, bao gồm phần lợi nhuận từ tài sản đóng góp và phần bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu do sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước:
Bước 1: xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập;
Bước 2: ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này;
Bước 3: xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp.
– Phần còn lại của dòng tiền kỳ vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền đã điều chỉnh này là giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá.
Khi tiến hành thẩm định giá, thẩm định viên có thể lựa chọn thông tin thu thập đảm bảo tính chính xác của kết quả thẩm định giá từ đó áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp với từng loại tài sản vô hình
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].