(TDGTS – Phân loại tài sản vô hình) –Tài sản vô hình (intangible assets) là tài sản không có hình dạng cụ thể như uy tín, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, nhưng có giá trị bằng tiền (theo Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
1. Tài sản vô hình là gì?
(Theo Wikipedia) Tài sản vô hình là một tài sản không có hình thái vật chất (không giống như tài sản vật chất như máy móc và tòa nhà) và thường rất khó đánh giá. Nó bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, nhượng quyền thương mại, lợi thế thương mại, nhãn hiệu và tên thương mại, và giải thích chung cũng bao gồm phần mềm và các tài sản dựa trên máy tính vô hình khác. Trái ngược với các tài sản khác, tài sản vô hình nói chung là mặc dù không nhất thiết phải chịu đựng những thất bại điển hình của thị trường là không cạnh tranh và không thể loại trừ.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. Tài sản vô hình không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được (hay còn gọi là “Goodwill”)
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật
Theo tiêu chuẩn thống nhất về hành nghề thẩm định giá chuyên nghiệp (USPAP) của Appraisal Foundation đưa ra khái niệm tài sản vô hình: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, bao gồm nhưng không giới hạn trong số các tài sản trong số các tài sản sau: Quyền thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, goodwill, cổ phần, cổ phiếu và hợp đồng được tách biệt khỏi tài sản có hình thái vật chất như phương tiện, trang thiết bị.
Theo thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 như sau: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.
2. Phân loại tài sản vô hình
Tài sản vô hình đang được phân loại theo 2 tiêu chuẩn là: Phân loại theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và phân loại theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
2.1 Phân loại theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế
Theo Hội đồng thẩm định giá quốc tế (IVSC 2012) tài sản vô hình có thể xác định được hoặc không xác định được. Tài sản vô hình có thể xác định được nếu:
- Tài sản có thể tách rời: là tài sản có khả năng chia tách được khỏi thực thể đối tượng để bán, chuyển nhượng, cấp phép, cho thuê hoặc trao đổi, một cách riêng lẻ hoặc cùng với hợp đồng liên quan, hoặc tài sản có thể xác định được, hoặc khoản nợ, mà không tính đến việc chủ thể có ý định tiến hành các giao dịch trên hay không
- Tài sản phát sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền hợp pháp khác mà không tính đến việc các quyền này có thể được chuyển nhượng hay tách rời được khỏi chủ thể, hoặc khỏi các quyền và nghĩa vụ khác
Tài sản vô hình không xác định được, gắn liền với doanh nghiệp hoặc một nhóm tài sản thì thường được gọi là “goodwill” (tạm dịch là “lợi thế kinh doanh”). Các tài sản vô hình có thể xác định được phân loại thành 04 nhóm chính theo các lĩnh vực, bao gồm: marketing, khách hàng và nhà cung cấp, công nghệ, văn hoá – nghệ thuật.
- Tài sản vô hình liên quan đến marketing chủ yếu được sử dụng trong marketing và xúc tiến các sản phẩm dịch vụ.
- Tài sản vô hình liên quan đến khách hàng hoặc nhà cung cấp phát sinh từ các mối quan hệ với khách hàng hoặc nhà cung cấp.
- Tài sản vô hình liên quan đến công nghệ phát sinh từ quyền được xác lập bởi hợp đồng hoặc không được xác lập bởi hợp đồng để sử dụng công nghệ, phát minh, sáng chế, cơ sở dữ liệu, các công thức, thiết kế, phần mềm, quy trình hoặc công thức.
- Tài sản vô hình liên quan đến nghệ thuật phát sinh từ các quyên về lợi ích như tiền bản quyền từ các công trình nghệ thuật (kịch, sách, phim ảnh, âm nhạc,…) và từ việc bảo hộ quyền tác giả ngoài hợp đồng.
2.2 Phân loại theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 về thẩm định giá tài sản vô hình, tài sản vô hình được phân loại như sau:
- Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyển thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;
- Các mối bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu,…;
- Các tài sản vô hình khác.
Cách phân loại trên của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 đã tách riêng được một nhóm tài sản vô hình thường gặp là tài sàn trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ.
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), tài sản trí tuệ liên quan tới các sáng tạo của trí óc, ví dụ như các phát minh, tác phẩm nghệ thuật và văn học, các thiết kế, biểu tượng, tên và hình ảnh dùng trong thương mại.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Theo Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tu liên tich số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC): Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, có tỉnh sáng tạo, xác định đưoc, kiểm soát được và có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu tài sản đó. Tài sản trí tuệ bao gồm đối tượng được bảo hộ và đoi tuượng không duoc bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu tri tuệ như sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hơp. bản dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, giống cây trồng, chương trình máy tính, tác phẩm khoa học, sáng kiến, giống vật nuôi, thiết kế kỹ thuật.
Trong khi đó, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyển liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trông (Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Trường hợp phát sinh và viec xác lập quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật vẽ sở hữu trí tuệ.
Theo Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sơ hữu trí tuệ (2009), đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền t giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình ph sóng, tín hiệu vệ tính mang chương trình được mă hoá; (ii) Sáng Che kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý; (iii) Vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Như vậy, trừ trường hợp được ghi nhận tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, chỉ những tài sản trí tuệ là đổi tượng quyền sở hữu trí tuệ nêu trên mới được công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].