1. Dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó trình một cách bày hết sức đầy đủ và chi tiết các nội dung có liên quan đến việc thực hiện đầu tư sau này nhằm mục đích khẳng định được sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và hiệu quả của đồng vốn. Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về: thị trường, kinh tế, kỹ thuật, tài chính…có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư.
- Theo Luật đầu tư năm 2020: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
- Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
- Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai.
2. Vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư?
2.1. Thẩm định dự án đầu tư là gì?
Thẩm định dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, Kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án.
2.2. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư
Việc thẩm định dự án nhằm đánh giá tính khả quan triển khai thực hiện dự án, hiệu quả của dự án; đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của dự án, không bỏ sót dự án tốt và lược bỏ ngăn chặn những dự án xấu ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.
Vai trò thẩm định dự án đối với Nhà nước:
Việc thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giúp cho cơ quan nhà nước đưa ra quyết định cuối cùng về việc ra quyết định đầu tư vào dự án, chấp thuận sử dụng vốn đầu tư của nhà nước đối với dự án hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án cụ thể như sau:
- Giúp nhà nước xác định được những thuận lợi, không thuận lợi của dự án để đưa ra các biện pháp khai thác, khống chế, đảm bảo lợi ích quốc gia, pháp luật với quy ước quốc tế
- Giúp nhà nước kiểm tra, kiểm soát dự án có tuân thủ đầy đủ theo pháp luật hay không, ngăn chặn được những dự án xấu và không bỏ sót dự án tốt.
- Giúp Nhà nước đánh giá được tính hiệu quả, khả thi và hợp lý của dự án trên góc độ toàn bộ nền kinh tế – xã hội
Vai trò thẩm định dự án đối với các tổ chức tài chính:
Bao gồm ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ tài chính của các tổ chức quốc tế…với chức năng là những tổ chức có thể cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự án. Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩa quyết định tới các giai đoạn sau của chu kỳ dự án.
Việc cung cấp và hỗ trợ vốn có thể vì mục tiêu phát triển xã hội nhưng cũng có khi không đơn thuần vì mục tiêu kinh tế. Việc cung cấp hỗ trợ vốn cho dự án của các tổ chức tài chính cũng là đầu tư để sinh lời. Vì vậy việc thẩm định dự án trước khi cung cấp vốn cho dự án là rất quan trọng bởi lẽ:
- Các tổ chức tài chính đánh giá được năng lực pháp lý, năng lực tài chính, trình độ, tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của chủ dự án.
- Thẩm định dự án là cơ sở để các tổ chức tài chính xác định số tiền vay, thời gian cho vay và mức thu nợ hợp lý.
- Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu tư.
- Thẩm định dự án giúp cho các tổ chức tài chính đạt được các chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ xấu và hạn chế rủi ro xảy ra.
Tất cả vai trò như trên của thẩm định dự án đối với các tổ chức tài chính là giúp cho tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ hoặc cho dự án vay vốn
Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với nhà đầu tư:
Nhà đầu tư của dự án là người bỏ vốn, quản lý và hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của dự án nên việc lựa chọn một dự án tốt, có tính khả thi giúp cho nhà đầu tư tránh được lãng phí trong đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận mang lại từ hoạt động đầu tư dự án.
Thẩm định dự án sẽ giúp nhà đầu tư xem xét, cân nhắc những thông tin trong dự án để loại bỏ những sai sót từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Thẩm định dự án nhà đầu tư biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.
3. Nhiệm vụ quyền hạn của cơ qun đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
Căn cứ Điều 98 29/2021/NĐ-CP Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
1. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giáđầu tưcóchức năng giúp các bộ, ngành,Ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
Có thể bạn quan tâm:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hìnha) Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư và tổ chức thực hiện các công việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư trong phạm vi trách nhiệm được giao;
b) Phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư;
c) Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữthông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc các dự án (đối với các chủ đầu tư) do mình quản lý;
d) Thu thập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư theo từng đối tượng quy định;
đ) Thực hiện xem xét, phân tích các thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư phù hợp với nội dungvà yêu cầu quy định trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
2. Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có các quyền hạn sau:
a) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan báo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung giám sát, đánh giá đầu tư nếu cần thiết;
b) Trường hợp cần thiết có thểtrao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc tại hiện trường với các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tưởcác cấp liên quan, chủđầu tư, nhà đầu tưđểlàm rõ các nội dung liên quan đến việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Khi làm việc trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể và phải thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan;
c) Kiến nghị cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc hủy bỏquyết định đầu tư, đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.
3. Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao ở cơ quan, đơn vị mình.
4. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Để có thể thẩm định cho một dự án có được phép đầu tư hay không? Cơ quan thẩm định phải tiến hành theo 4 công đoạn trong quy trình thẩm định sau đây:
– Thu thập các dữ liệu và thông tin tài liệu cần thiết
Các dữ liệu và thông tin tài liệu mà cơ quan thẩm quyền cần phải thu thập đầy đủ. Đó chính là:
– Hồ sơ của đơn vị
- Giấy tờ chứng minh thành lập và giấy phép kinh doanh.
- Tài liệu bổ nhiệm vị trí cho ban giám đốc và kế toán trưởng.
- Biên bản đầy đủ về bầu hội đồng quản trị.
- Tài liệu báo cáo về tình hình trong vấn đề sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như: Báo cáo kết quả kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, bảng cân đối tài chính.
Hồ sơ của dự án
- Kết quả việc nghiên cứu cơ hội và kết quả nghiên cứu về khả năng khả thi của dự án.
- Các luận chứng về kinh tế đã được cơ quan cấp cao phê duyệt.
- Các bản giấy tờ hợp đồng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Thêm vào đó là các bản hợp đồng đầu vào và đầu ra.
- Giấy tờ liên quan tới việc cấp phép và sử dụng hay cho thuê đất.
– Thu thập thêm các thông tin tài liệu khác
Việc thu thập tài liệu tham khảo khác rất quan trọng khilập và thẩm định dự án đầu tư. Do đó, ngoài các loại giấy tờ mà chúng tôi kể ra ở trên. Bạn cần thu thập thêm các tài liệu như sau:
- Tài liệu đề cập đến phương hướng phát triển của nền kinh tế – xã hội.
- Các văn bản về pháp luật có liên quan đến việc đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Các tài liệu thống kê cho chính tổng cục thống kê đưa ra.
- Các giấy tờ liên quan tới việc phân tích thị trường trên cả nước và nước ngoài. Giấy tờ này do chính những trung tâm nghiên cứu về vấn đề thị trường đưa ra. Cùng với đó là những tài liệu của bộ hay ngành có liên quan khác.
- Các văn bản đề cập tới vấn đề lấy ý kiến của các chuyên gia và chuyên môn. Ý kiến được thu thập từ việc phỏng vấn và tiếp xúc với chủ đầu tư dự án.
– Xử lý và đánh giá thông tin
Sau khi bạn đã tiến hành thu thập được đầy đủ các tài liệu và giấy tờ cần thiết. Lúc này, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá thông tin theo chiều hướng chính xác nhất. Việc đánh giá sẽ dựa trên kết quả của việc xử lý và phân tích thông tin. Điều này nhằm phục vụ cho việclập và thẩm định dự án đầu tưđược nhanh nhất.
– Lập ra tờ trình về thẩm định dự án đầu tư
Đối với từng phạm vi và quy mô của dự án đầu tư được đưa ra. Cán bộ thẩm định sẽ lập ra tờ trình về việc thẩm định dưn án đầu tư khác nhau. Trong đó, tờ trình yêu cầu phải có các phần mục sau:
- Doanh nghiệp: Bao gồm tình hình sản xuất và tính hợp pháp của doanh nghiệp.
- Dự án: Cần đưa ra được nội dung tóm tắt và dễ hiểu nhất cho dự án.
- Kết quả thẩm định được đưa ra như thế nào?
- Các ý kiến và phương hướng đưa ra để giải quyết cho các vấn đề dự án gặp phải.
5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Nội dung quy trình thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng:
– Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng:
+ Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh, ….
+ Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
– Thẩm định kỹ thuật:Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện
– Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án.
+ Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng.
+ Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án.
+ Ngân sách và thực trạng giá cả nguyên vật liệu hiện tại.
+ Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công dự án.
+ Các phương án thay thế, sửa chữa.
– Thẩm định các yếu tố đầu vào:
+ Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng, và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn.
+ Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.
– Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án:
+ Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung.
+ Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ.
+ Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự án.
+ Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.
– Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án:
+ Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư.
+ Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật.
+ Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.
– Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:
+ Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án.
+ Đánh giá nguồn vốn đầu tư.
+ Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].