(TĐGTS Tổng quan thẩm định giá)– Thẩm định giá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, thông qua kết quả thẩm định giá sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân có những quyết định đúng đắn trong quản lý kinh doanh, mua bán minh bạch trên thị trường và các giao dịch dân sự khác. Thẩm định giá tài sản là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên.
1. Khái niệm thẩm định giá
Ở nước ta để nói đếnthẩm định giáthường sử dụng hai từ tiếng Anh là Appraisal và Valuation lần lượt xuất hiện vào các năm 1529 và 1817, đều bắt nguồn từ tiếng Pháp. Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau bao gồm:
- Theo từ điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”.
- Theo Đại học Kinh tế Quốc dân (Việt Nam): Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisal) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản. Hoặc đó là cách thức mà giá trị một tài sản được ước tính tại một thời điểm và một địa điểm nhất định. Hay thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản, cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.
- Theo Ông Fred Peter Marrone – Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”. Quan niệm về thẩm định giá ở nước ta và trên thế giới vẫn còn những khác biệt đáng kể.
- Một định nghĩa khác được đưa ra từ ông Greg Mc.Namara- nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thẩm định giá Quốc tế: “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của tài sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của tài sản và mục đích của thẩm định giá tài sản. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu thị trường so sánh mà các nhà thẩm định giá thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng.” Bắt đầu từ khái niệm này, chúng ta dần thấy được bản chất thực sự của khái niệm thẩm định giá, ở đây, chúng ta đã nhận thức được thẩm đính giá là một hoạt động xác định giá trị tài sản.
- Ở Việt Nam căn cứ theo Điều 4. Luật Giá 2012 khái niệm: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”
Từ những khái niệm trên cho thấy một số đặc điểm của hoạt động thẩm định giá là:
- Thẩm định giá là hoạt động kinh tế vi mô; thẩm định viên về giá điều tra, thu thập thông tin về sự tương tác giữa người mua và người bán trong một thị trường cụ thể và duy nhất để ước tính gí trị một loại tài sản cụ thể trên thị trường.
- Thẩm định giá là sự ước tính giá trị tài sản tại thời điểm thẩm định giá. Giá trị của tài sản đựơc xác định có thể là giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường.
- Giá trị tài sản được biểu hiện chủ yếu bằng hình thái tiền tệ.
- Việc ước tính giá trị đó phải được đặt trong một địa điểm, một thị trường nhất định với những điều kiện nhất định và tại một thời điểm cụ thể.
- Thẩm định giá được thực hiện theo những yêu cầu và mục đích nhất định.
- Việc thẩm định giá phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn thẩm định giá và phương pháp thẩm định giá nhất định.
- Tài sản được thẩm định giá có thể là bất kỳ tài sản nào và hầu hết các dữ liệu sử dụng cho quá trình thẩm định giá đều hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thị trường.
2. Lịch sử nghề thẩm định giá
2.1. Nghề thẩm định giá thế giới
Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã xuất hiện từ những năm 1940 và được thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phục vụ nhu cầu xác định giá trị thị trường của tài sản tại một thời điểm, địa điểm cụ thể cho các giao dịch cần đến tính độc lập, khách quan không chịu ảnh hưởng của bên bán hoặc bên mua trong các lĩnh vực về xác định quyền sở hữu, quản lý, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cho thuê, cầm cố, thế chấp… Đặc biệt những năm 1970 – thời điểm thế giới bắt đầu xu thế toàn cầu hoá, những công ty đa quốc gia bắt đầu phát triển, các cuộc thương lượng về mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp, đầu tư xuyên quốc gia, xuyên lục địa đòi hỏi phải có sự thống nhất trong phương thức tính toán giữa các nước khác nhau, thúc đẩy sự thống nhất các nghiệp vụ về thẩm định giá và biến nó trở thành các tiêu chuẩn Quốc tế để người làm nghiệp vụ thẩm định giá có cơ sở thực hiện, đảm bảo chất lượng, khách quan, trung thực đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khi hành nghề.
2.2. Nghề thẩm định giá Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động thẩm định giá ra đời từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng trên nhiều lĩnh vực: xác định giá trị tài sản mua sắm của các thành phần kinh tế từ nhiều nguồn tài chính khác nhau, xác định giá trị tài sản để góp vốn, mua bán, chuyển nhượng, thế chấp ngân hàng, thi hành án, xác định giá trị tài sản cổ phần hóa. Ngày 8/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Nghị quyết cho phép thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước. Tháng 2/1998 Trưởng Ban Vật giá Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trung tâm tư vấn dịch vụ kiểm định giá, tháng 9/1999 ký Quyết định thành lập Trung tâm thông tin và kiểm định giá Việt Nam. Ngày 8/6/1997 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Ban Vật giá Chính phủ Việt Nam gia nhập và là thành viên chính thức của Hiệp Hội thẩm định giá ASEAN, ngày 1/6/1998 tham gia Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế với tư cách là hội viên thông tấn và đến tháng 11/2009 đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. Năm 2002 Chính phủ ban hành Pháp lệnh Giá số 40 và được Quốc Hội luật hoá năm 2013 theo Luật số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012 đồng thời với nó là hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ năm 2005 và liên tục được bổ sung, sửa đổi để điều chỉnh cho phù hợp với lý thuyết thẩm định giá thế giới nói chung và đặc điểm thực tế của nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nghề thẩm định giá chính thức phát triển mạnh vào khoảng giữa năm 2005, các tỉnh, thành phố liên tiếp cho thành lập các trung tâm thẩm định giá trực thuộc các Sở Tài chính và dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2008.
Sự xuất hiện của hoạt động thẩm định giá là một tất yếu của quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường khi hội đủ các yếu tố khách quan của nó, nghĩa là khi nền kinh tế hàng hóa đạt đến một trình độ xã hội hóa nhất định. Thẩm định giá trở thành nhu cầu thực sự, không thể thiếu của nền kinh tế thị trường nó đã dần đi vào cuộc sống, đã và đang được mọi thành phần kinh tế trong xã hội quan tâm; công tác thẩm định giá đã và đang trở thành một hoạt động dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chuyên sâu cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực giá cả, ngân sách nhà nước, tài sản hoặc sử dụng như một công cụ tài chính phục vụ cho các hoạt động giao dịch dân sự về kinh tế, tài chính – ngân hàng … góp phần xây dựng mặt bằng giá cả hợp lý, chống giá cả độc quyền hoặc phá giá; làm lành mạnh hóa thị trường và công tác quản lý ngân sách nhà nước được sát thực, hiệu quả, tiết kiệm hơn. Đồng thời, thẩm định giá cũng đáp ứng nhu cầu giao dịch tài sản của tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
3.Mục đích thẩm định giá
Mục đích thẩm định giá tài sản phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của định giá tài sản thường là:
- Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước;
- Làm căn cứ tư vấn và lập dự án đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, duyệt dự toán các dự án, công trình;
- Làm căn cứ xét xử và thi hành án dân sự, án hình sự, án hành chính liên quan đến giá trị quyền và lợi ích có trong tài sản của các bên liên quan;
- Mua bán, chuyển nhượng tài sản, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
- Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A), góp vốn liên doanh, giải thể doanh nghiệp, chia tách, phá sản, thành lập Doanh nghiệp;
- Cổ phần hóa Doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
- Làm căn cứ thế chấp vay vốn Ngân hàng, bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án; hoạch toán kế toán, tính thuế;
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
- Xác định giá trị tài sản định cư nước ngoài, chứng minh tài chính, du lịch….
- Tham khảo giá trị thị trường;
- Các mục đích khác đúng theo pháp luật quy định.
4. Quy trình thẩm định giá
Quy trình thẩm định giá được tiến hành theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 “Quy trình thẩm định giá’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quy trình thẩm định giá bao gồm các bước sau:
Bước 1.Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2.Lập kế hoạch thẩm định giá.
Bước 3.Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Bước 4.Phân tích thông tin.
Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Bước 6.Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
5.Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Hiện nay tại Việt Nam có 13 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (TĐGVN) được Bộ tài chính ban hành như sau:
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04 theo thông tư số 158/2014/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 27 tháng 10 năm 2014
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01: Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02: Giá thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03: Giá phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04: Những nguyên tắc chi phối hoạt động thẩm định giá
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07 theo thông tư số 28/2015/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 06 tháng 03 năm 2015
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05: Quy trình thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06: Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07: Phân loại tài sản trong thẩm định giá
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10 theo thông tư số 126/2015/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 20 tháng 08 năm 2015
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08: Cách tiếp cận từ thị trường
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09: Cách tiếp cận từ chi phí
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 10: Cách tiếp cận từ thu nhập
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11 theo thông tư số 145/2016/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 06 tháng 10 năm 2016: Thẩm định giá bất động sản
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 theo thông tư số 122/2017/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 15 tháng 11 năm 2017: Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 theo thông tư số 06/2014/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 07 tháng 01 năm 2014: Tiêu chuẩn thẩm định giá vô hình.
6. Phương pháp thẩm định giá
Để lựa chọn các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên phải căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Một tài sản có thể nhiều cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá khác nhau.
6.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường: Là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản so sánh để ước tính, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường theo Thông tư 126.2015TT-BTC Ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10 (Ký hiệu: TĐGVN 08).
Cơ sở phương pháp so sánh là giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá có quan hệ trực tiếp với giá trị của các tài sản tương tự, đã hoặc giao dịch trên thị trường.
Phương pháp so sánh áp dụng đối với tất cả những tài sản (động sản, bất động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính…) đáp ứng những yêu cầu sau: Có tính đồng nhất cao; Có giao dịch phổ biến trên thị trường; Thị trường ổn định.
6.2. Phương pháp chi phí tái tạo
Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ chi phí theo Thông tư 126.2015TT-BTC Ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10 (Ký hiệu: TĐGVN 09).
Phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá. Tài sản này bao gồm cả những điểm đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.
Công thức:
Giá trị ước tính của tài sản | = | Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất / nhà đầu tư) | – | Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế) |
6.3. Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thếlà phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một tài sản tương tự tài sản thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá.
Phương pháp chi phí thay thế thông thường, tài sản thay thế thường có chi phí tạo ra thấp hơn so với chi phí tái tạo, đồng thời chi phí vận hành cũng không bị cao hơn so với mức phổ biến tại thời điểm thẩm định giá. Vì vậy, tổng giá trị hao mòn hay hao mòn lũy kế của tài sản thay thế thường không bao gồm hao mòn chức năng do chi phí vốn cao hoặc hao mòn chức năng do chi phí vận hành cao.
Phương pháp chi phí áp dụng thẩm định giá những tài sản không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng các cách tiếp cận từ thị trường và cách tiếp cận từ thu nhập. Ngoài ra phương pháp chi phí áp khi các thẩm định viên có dự định tạo ra một tài sản mới hoặc khi thẩm định giá công trình mới được xây dựng hoặ tài sản mới được chế tạo.
6.4. Phương pháp vốn hóa trực tiếp
Phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng vốn hóa phù hợp. Phương pháp này được áp dụng đối với tất cả các tài sản đầu tư. Phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập theo Thông tư 126.2015TT-BTC Ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10 (Ký hiệu: TĐGVN 10).
Cơ sở phương pháp vốn hóa trực tiếp là giá trị của tài sản bằng giá trị vốn hiện tại của tất cả các lợi ích tương lai có thể nhận được từ tài sản và dựa trên giả thiết sau
- Thu nhập tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của tài sản hoặc vĩnh viễn.
- Rủi ro của thu nhập có thể có trong tương lai là cố định
6.5. Phương pháp dòng tiền chiết khấu
Phương pháp dòng tiền chiết khấu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ sản sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập theo Thông tư 126.2015TT-BTC Ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10 (Ký hiệu: TĐGVN 10).
Cơ sở phương pháp dòng tiền chiết khấu là giá trị của tài sản bằng giá trị vốn hiện tại của tất cả các lợi ích tương lai có thể nhận được từ tài sản. Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ tài sản biến đổi qua các giai đoạn khác nhau (không ổn định).
Phương pháp dòng tiền chiết khấu ứng dụng trong thực tiễn khi:
- Mức giá chỉ dẫn tìm được phương pháp này cho độ tin cậy cao đối với các tài sản cho thuê hoặc đang phát triển, các doanh nghiệp có lãi, các nghiên cứu khả thi, các tài sản mà giá trị hiện tại phụ thuộc và dòng tiền tương lai nhận được, một khi nhận định đánh giá của thẩm định viên là có cơ sở khoa học.
- Hữu ích đối với các tài sản đầu tư có dòng tiền không thường xuyên và không đều.
- Dùng để kiểm tra đối chứng hoặc thay thế phương pháp khác.
6.6. Phương pháp thặng dư
Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của bất động sản có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị ước tính của phát triển giả định của tài sản (tổng doanh thu phát triển) trừ đi tất cả các chi phí dự kiến phát sinh (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó.
Cơ sở phương pháp thặng dư là giá trị của đất bằng thu nhập từ đất đóng góp trong tổng thể bất động sản đầu tư, quy đổi về hiện tại theo tỷ suất vốn hóa phù hợp.
Phương pháp thặng dư được ứng dụng trong thực tiễn vì tính hữu ích đối với bất động sản có tiềm năng phát triển (đất có thể sử dụng vào mục đích đầu tư); Kiểm tra đối chứng hoặc thay thế phương pháp thẩm định giá đất khác (sử dụng vào mục đích đầu tư).
6.7. Phương pháp chiết trừ
Phương pháp chiết trừ là phương pháp thẩm định giá bất động sản, là phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).
Cơ sở của phương pháp chiết trừ là có thể xác định giá trị một bộ phận tài sản còn lại khi viết giá trị tổng thể và giá trị bộ phận kia. Phương pháp chiết trừ hữu ích khi thẩm định giá các thửa đất có tài sản gắn liền với đất khi có thông tin giao dịch trên thị trường của các thửa đất có tài sản gắn liền với đất tương tự tài sản cần thẩm định giá.
Đối với từng loại tài sản thẩm định viên sẽ căn cứ vào pháp lý, thông tin, số liệu thu thập được để đưa ra các phương pháp thẩm định giá phù hợp nhằm đánh giá chính xác giá trị của tài sản thẩm định giá.
7. Đối tượng thẩm định giá
7.1. Bất động sản
Theo quy định tại Điều 107 của Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Các tài sản khác do pháp luật qui định.
Hồ sơ thẩm định giá
Đối với Đất đai, Căn hộ, Nhà phố:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng)
- Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng
- Quyết định giao đất
- Bản đồ hiện trạng
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Hợp đồng thuê đất,…
Đối với công trình xây dựng:
- Giấy phép xây dựng
- Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành
- Hồ sơ quyết toán
- Bản vẽ hoàn công
- Hồ sơ dự toán
- Bản vẽ thiết kế
- Bản vẽ hiện trạng
- Các hợp đồng thi công
- Các biên bản nghiệm thu từng phần
7.2. Động sản
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Động sản là tài sản có thể chuyển dịch hoặc di dời từ nơi này sang nơi khác trong không gian nhất định mà vẫn giữ nguyên tính năng, công dụng. Thẩm định giá Động sản bao gồm:
- Máy móc thiết bị;
- Dây chuyền sản xuất;
- Phương tiện vận tải;
- Hàng hóa…
Hồ sơ thẩm định giá
Đối với máy móc thiết bị nhập khẩu
- Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định
- Tờ khai hải quan
- Invoice
- Packing list
- Hợp đồng thương mại
Đối với máy móc thiết bị trong nước
- Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định
- Hợp đồng kinh tế
- Hóa đơn mua bán
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu
- Bản vẽ kỹ thuật
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy giám định chất lượng
Đối với phương tiện vận tải là Xe ô tô
- Giấy chứng nhận đăng ký xe
- Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
- Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ
Đối với phương tiện vận tải là Tàu, Thuyền, Xà lan
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận cấp tàu
- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
- Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
- Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
7.3. Giá trị doanh nghiệp
Thẩm định giá trị Doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:
- Điều tra phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản nợ
- Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản nợ của công ty
- Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp
Hồ sơ thẩm định giá
- Pháp lý tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá
- Pháp lý tài sản hữu hình thẩm định giá
- Pháp lý tài sản vô hình thẩm định giá
7.4. Dự án đầu tư
Thẩm định giá dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án.
Đối tượng thẩm định giá dự án đầu tư
- Dự án bất động sản;
- Dự án khu công nghiệp;
- Dự án Cảng;
- Dự án Mỏ khoáng sản;
- Dự án thủy điện…
Hồ sơ thẩm định giá
- Tờ trình của chủ đầu tư kèm theo báo cáo nghiên cứu;
- Văn bản thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Giấy chứng nhận giao quyền sử dụng đất;
- Các văn bản có giá trị pháp lý;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định giao đất;
- Quy hoạch chi tiết dự án;
- Bản vẽ quy hoạch dự án,….
7.5. Tài sản vô hình
Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình bao gồm:
- Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật…;
- Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.
Hồ sơ thẩm định giá
- Bằng cấp, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu tài sản vô hình;
- Các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến tài sản vô hình;
- Tập hợp chi phí có liên quan đến tài sản vô hình.
- Bằng chứng chứng minh tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng hoặc sử dụng tài sản vô hình.
- Các tài liệu khác có liên quan.
7.6. Tài nguyên khoáng sản
Thẩm định giá trị Tài nguyên là xác định giá trị Tài nguyên mỏ khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng.
Hồ sơ thẩm định giá
- Giấy phép khai thác tài nguyên do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Ranh giới tọa độ khu vực khai thác tài nguyên do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Hợp đồng thuê đất do cơ quan có thẩm quyền cấp
- Quyết định phê duyệt quyền khai thác tài nguyên do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Quyết định về việc phê duyệt trữ lượng tài nguyên trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Báo cáo kỹ thuật trắc địa về việc đo đạc tính toán khối lượng tài nguyên do cơ quan đo đạc cấp
- Pháp lý liên quan đến tài nguyên…
8. Top 5 Công ty thẩm định giá uy tín tại Việt Nam
Tính đến ngày 01/01/2021, cả nước có 409 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận, trong đó có 333 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đang hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Hiện nay theo thẩm định giá tài sản đánh giá Top 10 công ty thẩm định giá uy tín tại Việt Nam tham khảo như sau:
ÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘIđược thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp và những quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0314521370 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Đăng ký lần đầu ngày 18/07/2017, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 11/07/2019.
Là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, đặc biệt là dịch vụ Thẩm định giá, ngoài các giấy phép đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp,CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘIcòn phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ. Và theo đó Doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá phải có đủ tối thiểu ba thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp và đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].