Khi thực hiện gói thầu mua sắm tài sản đã có thẩm định giá thì có cần kèm theo báo giá để bổ sung vào nội dung gói thầu để lựa chọn nhà thầu không? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập chỉ dựa trên nội dung gói thầu có đúng không? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu do cơ quan nào có trách nhiệm trình duyệt?
- Nội dung gói thầu để lựa chọn nhà thầu có bắt buộc phải có đồng thời kết quả thẩm định giá và bản báo giá hay không?
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập chỉ dựa trên nội dung gói thầu có đúng không?
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu do cơ quan nào có trách nhiệm trình duyệt?
Nội dung gói thầu để lựa chọn nhà thầu có bắt buộc phải có đồng thời kết quả thẩm định giá và bản báo giá hay không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 58/2016/TT-BTC có quy định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu bao gồm:
“Điều 11. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu
Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu.
2. Giá gói thầu.
Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
a) Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;
b) Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);
c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
d) Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;
đ) Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.
Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
3. Nguồn vốn.
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.
5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
6. Loại hợp đồng.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng.”
Theo đó, báo giá hay kết quả thẩm định giá là một trong những căn cứ xác định giá gói thầu và chỉ cần căn cứ ít nhất 1 tài liệu thôi. Do đó, đã có kết quả thẩm định giá rồi thì không cần có thêm báo giá nữa.
Nội dung gói thầu để lựa chọn nhà thầu có bắt buộc phải có đồng thời kết quả thẩm định giá và bản báo giá hay không? (HÌnh từ Internet)
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập chỉ dựa trên nội dung gói thầu có đúng không?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 58/2016/TT-BTC có quy định các nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
“Điều 9. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền giao đầu năm và lập kế hoạch bổ sung đối với các Khoản dự toán mua sắm được giao bổ sung trong năm.
Trường hợp chưa đủ Điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
3. Việc phân chia dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định.
4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự toán mua sắm.”
Như vậy, có thể thấy kế hoạch lựa chọn nhà thầu ngoài việc phải cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu thì còn được lập dựa trên những nguyên tắc bên trên, đảm bảo căn cứ vào các tiêu chí luật định.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu do cơ quan nào có trách nhiệm trình duyệt?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 58/2016/TT-BTC, trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định cụ thể như sau:
“Điều 12. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt:
Bên mời thầu có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định được quy định tại Điều 8 Thông tư này.”
Đồng thời, khoản 2 Điều này quy định về văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung sau:
“2. Văn bản trình duyệt gồm:
a) Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và các căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;
d) Phần công việc chưa đủ Điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng dự toán mua sắm được phê duyệt.”
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].