Một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện mua sắm tập trung (MSTT) là xây dựng giá gói thầu. Việc xây dựng giá gói thầu đảm bảo trong tiêu chuẩn, định mức quy định; phù hợp giá thị trường và thực hiện được ở mọi nơi trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy, xây dựng giá gói thầu đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo các yêu cầu sau:
1.Giá gói thầu là mức giá tối đa đưa vào hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp (gọi tắt là nhà thầu):
Có hai cách thức thực hiện MSTT:Một là,ký thỏa thuận khung;Hai là, ký hợp đồng trực tiếp. Thực tế tại tỉnh Bắc Giang, thực hiện theo cách thức “ký thỏa thuận khung”. Theo đó, sau khi lựa chọn được nhà thầu, đơn vị thực hiện MSTT ký thỏa thuận khung với nhà thầu và gửi thỏa thuận khung cho các cơ quan, đơn vị đăng ký nhu cầu MSTT; cơ quan, đơn vị đăng ký MSTT sẽ trực tiếp thỏa thuận về mức giá cụ thể, ký hợp đồng, tiếp nhận sản phẩm, nghiệm thu, thanh toán, phối hợp với nhà thầu thực hiện bảo hành, bảo trì, khắc phục sự cố về tài sản (nếu có).
Tại Điều 45, Luật Đấu thầu quy định:“1. Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận dài hạn giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể. 2. Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưngkhông quá 03 năm.”.
Nội dung chi tiết của Thỏa thuận khung được quy định chi tiết tại Điều 72 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu, trong đó tại khoản 4 quy định:“Mức giá trần tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ”.
Tại khoản 1 Điều 78 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định:“Trường hợp tại thời điểm ký hợp đồng mua sắm tài sản, giá thị trường của tài sản thấp hơn giá trúng thầu mua sắm tập trung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đàm phán với nhà thầu để giảm giá cho phù hợp với giá thị trường.”.
Như vậy, giá gói thầu trong thỏa thuận khung MSTT là khung giá, là mức giá tối đa để áp dụng trong thời gian dài (không quá 03 năm).Còn giá cụ thể tùy thuộc vào giá thị trường tại thời điểm mua sắm và vị trí cụ thể của cơ quan, đơn vị mua sắm (có nơi xa, nơi gần, nơi đi lại khó khăn, mức độ phức tạp trong lắp đặt….), cơ quan, đơn vị mua sắm trực tiếp thỏa thuận với với nhà thầu, nhưng tối đa không vượt quá khung giá.
2.Giá gói thầu bao gồm máy móc, thiết bị chính và đầy đủ các vật tư, vật liệu, phụ kiện kèm theo, đầy đủ các yếu tố về thuế, phí, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng, … để đảm bảo các cơ quan, đơn vị mua sắm không phải chi thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác khi ký hợp đồng mua sắm. Các yếu tố này được tính toán có thể thực hiện được ở nơi có điều kiện khó khăn nhất, giá phù hợp nhất.
Giá gói thầu trực tiếp gắn với từng loại tài sản với các đặc tính kỹ thuật, cấu hình, dung lượng, … kèm theo, đảm bảo chính hãng, đảm bảo mới 100%, được sản xuất không quá một năm trước so với năm MSTT.
3.Xác định giá gói thầu theo đúng quy trình, căn cứ tài liệu theo quy định:
Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2019 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,quy định:
“Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầucần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệusau:
a) Giá hàng hóacần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;
b) Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);
c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
d) Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;
đ) Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.”
Căn cứ quy định trên, Hội đồng thẩm định giá của tỉnh thực hiện thẩm định cấu hình, thông số kỹ thuật và giá tài sản thực hiện MSTT dựa trên các tài liệu, căn cứ sau đây:
(1)Đăng ký mua sắm của các cơ quan, tổ chức đơn vị;
(2)Tiêu chuẩn, định mức mua sắm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 và Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017);
(3)Thu thập các thông tin liên quan, như:
– Kết quả thẩm định của đơn vị tư vấn thẩm định giá (nếu có);
– Báo giá của ít nhất 03 nhà cung cấp (có đủ cơ sở tin cậy và có cơ sở để thẩm định): Bản chính, có ngày tháng năm, địa chỉ cụ thể, rõ ràng, báo giá chi tiết các loại máy móc, thiết bị theo yêu cầu …
Sau khi tiếp nhận, xem xét các báo giá của các nhà cung cấp: Hội đồng thẩm định giá tỉnh tổng hợp, đánh giá, so sánh mức giá của từng loại tài sản có cấu hình, thông số kỹ thuật tương đồng để thống nhất chọn mức giá phù hợp nhất làm kết quả thẩm định giá.
– Khảo sát giá tại các siêu thị, cửa hàng bán máy móc, thiết bị trên địa bàn.
– Đánh giá, so sánh với kết quả đấu thầu của các gói thầu tương tự đã thực hiện.
– Tham khảo thông tin trên mạng internet: Trong thời đại bùng nổ thông tin, mỗi loại hàng hóa, dịch vụ có hàng ngàn thông tin của các nhà cung cấp. Hội đồng thường tham khảo thông tin tại các trang điện tử của các nhà cung cấp chính hãng; đảm bảo sản phẩm mới 100%; có đầy đủ, rõ ràng thông tin về thông số kỹ thuật, cấu hình, xuất xứ, năm sản xuất, các chứng chỉ, chứng nhận của nhà sản xuất, giấy tờ chứng minh sản phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước (CO,CQ), thông tin về thương mại (khuyến mại, vận chuyển, cài đặt, bản quyền phần mềm, thuế, phí liên quan, … )…
Một số trang đưa thông tin không đầy đủ các yêu cầu trên, thông tin kèm theo tính năng chọn thêm, … Hội đồng không có cơ sở để đánh giá. Nói chung, giá thu thập thông tin trên mạng chỉ là một trong các thông tin tham khảo, so sánh để thẩm định giá. Còn việc thực hiện MSTT theo quy định của Luật Đấu thầu.
4.Thực hiện đấu thầu rộng rãi qua mạng
Để thu hút, tạo điều kiện cho các nhà thầu có năng lực, điệu kiện tham gia đấu thầu MSTT, từ 2017 đến nay 100% các gói thầu MSTT đều được thực hiện đấu thầu rộng rãi qua mạng. Qua quá trình thực hiện, chưa thấy có kiến nghị, khiếu nại, tố cáo nào về công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp.
Tóm lại, công tác xây dựng giá gói thầu thực hiện MSTT năm 2020 đã được thực hiện theo đúng quy định. Qua kiểm tra sơ bộ, trước khi ký hợp đồng, các đơn vị đều thực hiện thương thảo với nhà thầu để đàm phán giá cả phù hợp với thị trường và thực tế hiện trạng về điều kiện lắp tại đơn vị, hợp đồng mua sắm trực tiếp được phân tách chi tiết rõ ràng các nội dung tài sản chính, các phụ kiện tính năng riêng lẻ, vật tư phát sinh thêm ngoài máy móc tiêu chuẩn thông thường, … trong đó, giá tài sản chính thấp hơn so tổng mức giá quy định trong thỏa thuận khung.
Việc gộp tổng mức giá (bao gồm máy móc, thiết bị chính và đầy đủ các vật tư, vật liệu, phụ kiện kèm theo, đầy đủ các yếu tố về thuế, phí, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng, …) trong giá gói thầu dẫn đến hiểu lầm về mức giá mua sắm tài sản và gây dư luận không tốt.
Ngoài ra, Sở cần phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc ký hợp đồng mua sắm giữa nhà thầu và đơn vị mua sắm trực tiếp, trong đó đặc biệt chú trọng các nội dung thỏa thuận về mức giá cụ thể của từng loại tài sản, đảm bảo trong phạm vi khung giá và phù hợp giá thị trường ở từng thời điểm, thực tế thi công lắp đặt, về chất lượng hàng hóa đảm bảo tối thiểu theo cấu hình, dung lượng; về công tác bảo hành, bảo trì, … Thực hiện rà soát, kịp thời tham mưu bổ sung, điều chỉnh danh mục tài sản thực hiện MSTT phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Phòng Quản lý Giá và Công sản
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].