Thấm định giá trang thiết bị y tế không phải là mới, vì vậy việc thẩm định giá qua một đơn vị uy tín là điều hết sức cần thiết giúp bạn tránh sai phạm trong mua bán. Lĩnh vực thiết bị y tế là một trong những lĩnh vực đặc thù về chuyên môn thẩm định giá, đòi hỏi thẩm định viên phải có hiểu biết sâu về: Giá cả các trang thiết bị y tế theo giá thị trường. Đối với trang thiết bị y tế, giá cả của các bệnh viện rất khác nhau, các trang thiết bị và các hãng cung cấp tương đối đặc thù. Do vậy, để xác định được nguyên giá mua mới và tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản không phải là chuyện đơn giản với bất cứ công ty thẩm định giá nào. Hà Thành là công ty thẩm định uy tín với nhiều nhân viên thẩm định giá lâu năm luôn giúp quý khách an tâm nhất.
Quy định về thẩm định giá thiết bị y tế
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế như sau:
Trang thiết bị y tế làcác loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người
Ngày 29/3/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; trong đó, điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định nội dung mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư bao gồm hóa chất, vật tư bảo đảm hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Theo quy định này, hóa chất (không phải là thuốc), vật tư y tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 58/2016/TT-BTC.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định: “Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua thuốc, vật tư y tế”.
Do vậy, đối với gói thầu vật tư y tế thì Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC.
Quy trình thẩm định giá thiết bị y tế
- Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Lập kế hoạch thẩm định giá.
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phân tích thông tin.
- Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
- Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Tại sao cầnthẩm định giá để mua sắm thiết bị y tế?
Nhìn chung, trang thiết bị y tế là loại máy móc giá trị cao, ngoài đặc điểm chung của loại hàng hóa thiết bị, nó còn mang những đặc điểm riêng của mình. Hiện nay ở Việt Nam, nguồn cung cấp máy móc thiết bị ngành này còn rất nhiều hạn chế vì trình độ phát triển KH – KT của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu, tiêu chuẩn quốc tế đặt ra.
Vì vậy, phần lớn các trang thiết bị, máy móc ngành Y tế tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Nga, Trung Quốc…để đảm bảo những điều kiến tốt nhất trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Đối với các dự án đầu tư trang thiết bị máy móc mới hoặc các máy móc ngành y tế đã qua sử dụng thì việc đánh giá, xác định giá trị là điều tất yếu trong các dự án đấu thầu hoặc trong các giao dịch mua bán. Thông thường việc định giá trang thiết bị, máy móc ngành Y tế phục vụ các mục đích sau:
- Mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới
- Đấu thầu mua sắm
- Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng
- Hoạch toán kế toán, tính thuế
- Chuyển nhượng, góp vốn liên doanh
- Các mục đích khác…
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].