(TĐGTS Thẩm định giá tài nguyên khoáng sản)– Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sự phát triển và xây dựng kinh tế của đất nước. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Thẩm định giá tài nguyên mỏ khoáng sản rất phức tạp, là một trong những lĩnh vực thẩm định giá khó khăn nhất. Vì vậy quy trình thẩm định giá tài nguyên khoáng sản luôn yêu cầu các thẩm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tài nguyên.
Trên thế giới các quốc gia có ngành khai thác khoáng sản phát triển thì có các tiêu chuẩn riêng về thẩm định giá tài nguyên mỏ khoáng sản được ban hành nhằm hướng dẫn cho công tác định giá mỏ khoáng sản được chính xác. Thẩm định viên thường áp dụng 03 phương pháp thẩm định giá tài nguyên bao gồm: Phương pháp so sánh; Phương pháp thu nhập (đầu tư); Phương pháp lợi nhuận.
1. Khái niệm thẩm định giá tài nguyên
Thẩm định giá tài nguyên mỏ khoáng sản là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị tài nguyên mỏ khoáng sản bằng tiền theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
2. Mục đích thẩm định giá
Thẩm định giá mỏ tài nguyên khoáng sản phục vụ nhiều mục đích đảm bảo lợi ích chính đáng cho các bên liên quan từ đó đưa ra các quyết định chính xác cho việc đầu tư, kinh doanh.
- Thế chấp tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng;
- Góp vốn liên doanh, thu hút đầu tư
- Mua bán chuyển nhượng
- Hỗ trợ tìm kiếm giải pháp
- Báo cáo thuế, báo cáo tài chính, hạch toán sổ sách kế toán
3. Hồ sơ thẩm định giá
Hồ sơ pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng giúp thẩm định viên đưa ra phương pháp thẩm định giá và đánh giá chính xác được giá trị của mỏ khoáng sản.
- Giấy phép khai thác tài nguyên do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Ranh giới tọa độ khu vực khai thác tài nguyên do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Hợp đồng thuê đất do cơ quan có thẩm quyền cấp
- Quyết định phê duyệt quyền khai thác tài nguyên do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Quyết định về việc phê duyệt trữ lượng tài nguyên trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Báo cáo kỹ thuật trắc địa về việc đo đạc tính toán khối lượng tài nguyên do cơ quan đo đạc cấp
- Pháp lý liên quan đến tài nguyên…
4. Quy trình thẩm định giá mỏ khoáng sản
Quy trình thẩm định giá mỏ khoáng sản gồm 6 bước cơ bản Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính
Bước 1: Xác định tổng quát về bất động sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2: Lên kế hoạch thẩm định giá.
Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin (thẩm định giá hiện trạng).
Bước 4: Phân tích thông tin
Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Nội dung quy trình thẩm định giá mỏ tài nguyên
Bước 1. Xác định tổng quát về nguồn tài nguyên cần thẩm định giá và loại giá trị làm cơ sở thẩm định giá.
- Xác định khách hàng, yêu cầu của khách hàng, những người sử dụng kết quả thẩm định giá (Doanh nghiệp; cá nhân; cơ quan nhà nước)
- Đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế kỹ thuật của nguồn tài nguyên cần thẩm định giá
- Mục địch thẩm định giá (vay vốn ngân hàng; kêu gọi đầu tư; chuyển nhượng)
- Thời điểm thẩm định giá (ngày, tháng thẩm định giá)
- Những giả thiết và những điều kiện hạn chế, những yếu tố rang buộc ảnh hưởng đến giá trị nguồn tài nguyên; những giới hạn về tính pháp lý, công dụng của nguồn tài nguyên, nguồn dữ liệu
- Quyền, nghĩa vụ điều kiện hạn chế và ràng buộc của thẩm định viên theo hợp đồng thẩm định giá
- Xác định nguồn dữ liệu cần thiết phục vụ cho công việc thẩm định giá
- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá: Giá thị trường hay giá phi thị trường
Bước 2. Lâp kết hoạch thẩm định giá
- Tiếp nhận hồ sơ pháp lý của tài nguyên mỏ khoáng sản cần thẩm định như: Giấy phép khai thác khoáng sản; Hợp đồng thuê đất; Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản
- Thu thập tài liệu trên thị trường về tài nguyên mỏ khoáng sản đang định giá, luôn đảm bảo thông tin chính xác, tin cậy.
- Xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với nguồn tài nguyên và đặc điểm thị trường
- Thu thập, phân tích dữ liệu thông tin và xây dựng tiến độ thẩm định giá mỏ khoáng sản
- Lập kế hoạch thực hiện công việc thẩm định giá mỏ khoáng sản
Bước 3. Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin
Khảo sát thị trường :
- Xác định vị trí của mỏ khoáng sản, địa hình mỏ khoáng sản, điều kiện giao thông…
- Vấn đề pháp lý liên quan đến nguồn tài nguyên mỏ khoáng sản
- Chụp ảnh tổng thể và chi tiết từ góc cạnh về mỏ khoảng sản thẩm định giá
Thu thập thông tin :
- Pháp lý của tài nguyên mỏ khoáng sản như: Trữ lượng khai thác, đơn giá bán trên thị trường trong nước, quốc tế của tài nguyên đang định giá, diện tích được cấp phép, thời gian cấp phép, công suất khai thác.
- Về yếu tố cung cầu trong nước, ngoài nước, các lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua, người bán tiềm năng.
- Các thông tin liên quan đến tài nguyên thẩm định giá: Suất đầu tư, lãi suất trái phiếu chính phủ, thuế tài nguyên môi trường, tỷ suất chiết khấu, chi phí thuê đất, chi phí quản lý…
Các nguồn thông tin tham khảo:
- Thông tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý của nguồn tài nguyên khoáng sản, các đặc tính kinh tế, kỹ thuật của nguồn tài nguyên, về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng có liên quan đến nguồn tài nguyên khoáng sản.
- Thông tin trên báo chí của địa phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường …
- Khảo sát thực tế thông qua phỏng vấn các công ty kinh doanh, công ty xây dựng, nhà thầu, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng ; …
- Phải nêu rõ nguồn thông tin trong báo cáo thẩm định giá và thông tin phải được kiểm chứng để đảm bảo độ chính xác.
Bước 4. Phân tích thông tin
- Phân tích thông tin từ khảo sát thực tế hiện trường nguồn tài nguyên khoáng sản
- Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu của nguồn tài nguyên xem xét khả năng sử dụng tốt nhất của nguồn tài nguyên trong bối cảnh tự nhiên, hoàn cảnh pháp luật …mang lại giá trị cáo nhất cho nguồn tài nguyên
- Phân tích những đặc trưng của thị trường nguồn tài nguyên thẩm định: bản chất, hành vi ứng xử của những người tham gia thị trường, xu hướng cung cầu trên thị trường nguồn tài nguyên
- Phân tích về khách hàng: đặc điểm của những khách hàng tiền năng, sở thích, nhu cầu, sức mua của khách hàng.
- Phân tích ý nghĩa về mặt kinh tế của nguồn tài nguyên thời điểm hiện tại và tương lai, cần phân tích giá trị tiềm năng do nguồn tài nguyên mang lại cho đất nước về mặt xuất khẩu, ý nghĩa thay thế hàng nhập khẩu
- Phân tích vấn đề môi trường và tính bền vững trong khai thác nguồn tài nguyên điều này tác động đến giá trị nguồn tài nguyên thẩm định
Bước 5. Xác định giá trị nguồn tài nguyên cần thẩm định giá
- Nêu các phương pháp thẩm định giá được áp dụng và phân tích mức độ phù hợp của một hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nguồn tài nguyên và mục đích thẩm định giá.
- Trong báo cáo thẩm định, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đưa đến kết luận cuối cùng về giá trị thẩm định.
Bước 6. Lập báo cáo thẩm định giá
a, Báo cáo thẩm định giá
Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá :
- Những thông tin cơ bản về nguồn tài nguyên
- Những căn cứ pháp lý để thẩm định giá
- Mô tả đặc điểm nguồn tài nguyên về mặt kỹ thuật
- Mô tả đặc điểm nguồn tài nguyên về mặt pháp lý
- Những giả thiết và hạn chế
- Kết quả khảo sát thực tế
- Phân tích để đưa ra mức giá cuối cùng
- Phương pháp thẩm định giá
- Xử lý những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trong quá trình thẩm định giá
- Quyền và lợi ích cá nhân (nếu có) của thẩm định viên
- Tên và chữ ký của thẩm định viên
- Phụ lục đính kèm
b, Chứng thư thẩm định giá
- Tên khách hàng yêu cầu thẩm định giá
- Địa chỉ thẩm định giá
- Mục đích thẩm định giá
- Thời điểm thẩm định giá
- Căn cứ thẩm định giá
- Nguồn tài nguyên thẩm định: Đặc điểm nguồn tài nguyên về mặt kỹ thuật; Đặc điểm nguồn tài nguyên về mặt pháp lý
c, Cơ sở và phương pháp thẩm định giá
d, Kết quả thẩm định giá
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: (028) 2200 2060 – 0909.399.961.
Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học