(TDGTS- Giải quyết tranh chấp hợp đồng)-Hợp đồng là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong thực tế vẫn luôn xảy ra những trường hợp mà quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm phạm, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Vậy tranh chấp hợp đồng là gì? Có những phương thức nào để gải quyết tranh chấp.
1. Tranh chấp hợp đồng là gì?
Tranh chấp là sự kiện pháp lý mà theo đó, các bên bày tỏ sự sung đột về ý chí đối với một giao dịch dân sự. Tranh chấp hợp đồng là việc các bên bày tỏ sự xung đột về ý chí đối với các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.
Việc giải quyết tranh chấp là cần thiết để duy trì hợp đồng nhằm thoả mãn những lợi ích mà các bên theo đuổi khi ký kết hợp đồng. Vì hợp đồng được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, nên việc giải quyết tranh chấp cũng lấy nguyên tắc tự nguyện làm nền tảng.
2. Các phương thức giải quyết
Có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp các vấn đề về hợp đồng nhưng thường được phân biệt thành 4 phương thức chính: thương lượng, hoà giải, tố tụng trọng tài thương mại hoặc tố tụng toà án nhân dân.
2.1 Thuơng lượng
Thương lượng là việc các bên cùng nhau giải quyết tranh chấp hợp đồng trên nguyên tắc tự nguyện thoả thuận. Do tôn trọng sự tự do ý chí của các bên nên pháp luật không có quy định cụ thể về thương lượng. Về nguyên tắc, quá trình thương lượng được thực hiện dựa trên các nguyên tắc của giao dịch dân sự như tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2.2 Hoà Giải
Hoà giải là việc các bên cùng nhau giải quyết tranh chấp hợp đồng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của 1 cá nhân, hoặc tổ chức đứng ra hoà giải, giúp đỡ của một cá nhân, hoặc tổ chức đứng ra hoà giải. Các bên cùng nhau thống nhất về trình tự thủ tục hoà giải hoặc đồng ý tuân thủ thủ tục hoà giải của cá nhân, tổ chức đứng ra hoà giải. Hoà giải trong trường hợp này là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập và mang tính tự nguyện cao, để phân biệt với thủ tục hoà giải trong tố tụng Trọng tài thương mại hoặc Tố tụng Toà án.
2.3 Tố tụng trọng tài thương mại
Tố tụng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng do các bên thoả thuận và áp dụng theo Luật trọng tài thương mại. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem là một phương thức có nhiều ưu điểm như bí mật, nhanh chóng và đơn giản hơn so với phương thức giải quyết bằng toà án.
Để giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, bắt buộc các bên phải có thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng. Nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài thì Toà án sẽ từ chối thụ lý đơn kiện trong trường hợp các bên cố ý đưa ra vụ việc tranh chấp ra toà án.
2.4 Tố tụng toà án dân sự
Tố tụng toà án dân sự là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phổ biến nhất và mang tính cưỡng chế cao. Các bên đưa vụ việc ra Toà án thông qua đơn kiện và sẽ được xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự. Quyết định hoặc bản án do Toà án tuyên sẽ có hiệu lực cưỡng chế thi hành đối với các bên. Bên có quyền lợi theo bản án hoặc quyết định có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành bản án nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thi hành.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].