Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa, dịch vụ, được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và lưu thông cho đến khi được tiêu dùng.
Vậy đối tượng nào phải chịu thuế GTGT và chủ thể nộp thuế GTGT là ai cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
- Đối tượng chịu thuế GTGT
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành thì tất cả hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của văn bản này. Những hàng hóa, dịch vụ này đã được liệt kê cụ thể, nhưng tựu trung lại là bao gồm những nhóm sau đây:
- Các sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ví dụ: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; giống vật nuôi, giống cây trồng; sản phẩm muối; các dịch vụ như tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương,v.v.
Luật sửa đổi năm 2016 có quy định: Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biết thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Các hàng hóa, dịch vụ có tính chất phục vụ cộng đồng.
Ví dụ: dịch vụ y tế, dịch vụ thú ý; dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và internet phổ cập; dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước; dùng trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ; dạy học, dày nghề; vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.v.v
- Các hàng hóa, dịch vụ được khuyến khích hoăc không cần thiết phải đánh thuế GTGT.
Ví dụ: Dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, vũ khí, khí tài chuyên dùng của quân đội, hàng hóa nhập khẩu để viện trợ nhân đạo, tài nguyên khoáng sản chưa chế biết theo quy định của Chính phủ, hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước v.v.
- Chủ thể nộp thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng thì người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT ( sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm các chủ thể sau đây:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập đăng đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước ( này là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( nay là Luật Đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tương khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng khô cư trú tại Việt Nam.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].