Thẩm định là gì? Điều kiện để trở thành thẩm định viên? Vai trò và công việc của thẩm định viên? Công việc của Thẩm định viên? Một số quy định pháp luật về thẩm định giá tại Việt Nam?
Thẩm định là xem xét, đánh giá… để đưa ra quyết định về mặt quy định pháp lý, đây là công việc yêu cầu chuẩn pháp lý nhà nước. Đây là một công việc rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa. Vậy, thẩm định là gì và điều kiện để trở thành thẩm định viên theo quy định mới nhất.
* Căn cứ pháp lý
– Luật giá năm 2012;
– Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;
– Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá;
– Thông tư 38/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014 Hướng dẫn một số điều của Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá.
1. Thẩm định là gì?
Với mỗi công việc khác nhau, thẩm định lại mang khái niệm định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung thẩm định được hiểu là quá trình xem xét và kiểm tra một sự việc hay một vấn đề nhất định trong một lĩnh vực của một ngành nghề cụ thể để đưa ra những quyết định rõ ràng được soạn bằng văn bản và được lưu trữ lại thông tin.
Ngoài ra, tại Điều 4 Luật giá năm 2012 có quy định về thẩm định giá: Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
2. Điều kiện để trở thành thẩm định viên:
Những người làm công việc thẩm định, làm nghề thẩm định được gọi là thẩm định viên. Thẩm định viên là những người xác định giá trị thị trường của tài sản, của cá nhân, xác định chất lượng sản phẩm, sau đó quy ra chất lượng, công sức thời gian làm ra sản phẩm đó ra con số giá trị tài sản cụ thể. Sau đây là những điều kiện chung để trở thành một thẩm định viên:
– Yêu cầu tốt nghiệp hệ cao đẳng chính quy trở lên đúng chuyên ngành.
– Có khả năng làm việc độc lập và có kỹ năng làm việc nhóm về kỹ năng giải quyết những vấn đề và thuyết trình để giao tiếp tốt.
– Thành thạo tin học văn phòng như các phần mềm cơ bản như Microsoft Words, Excel, PowerPoints.
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá cụ thể:
– Có năng lực hành vi dân sự.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
– Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
– Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
– Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.
– Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
– Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
3. Vai trò của thẩm định viên:
Có thể nói, thẩm định viên có vai trò quan trọng khi xác định, gắn giá trị vào các mặt hàng như đồ trang sức, nghệ thuật, đá quý, bất động sản… Những sản phẩm này đa phần đều là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, để tính toán chi tiết giá trị sản phẩm cần dựa vào những so sánh để ước tính giá trị cũng như xu hướng của nhà đầu tư vào sản phẩm, bởi vậy có thể nói công việc của thẩm định viên là cực kỳ quan trọng.
Công tác thẩm định là một trong những khâu không thể thiếu trong quy trình để soạn thảo và ban hành quy trình để thẩm định mọi văn bản pháp luật. Mục đích của thẩm định là để thẩm tra và giám định các vấn đề cơ bản. Quan trọng trực tiếp là liên quan đến chất lượng kỹ thuật các văn bản thẩm định.
Hoạt động thẩm định là khâu cuối cùng trong quá trình trước khi các cơ quan người có nhiệm vụ thẩm định xem xét và ban hành văn bản. Thông qua mọi văn bản để trình quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội được xem xét ban hành.
4. Công việc của thẩm định viên:
Thực hiện quá trình kiểm tra lại mọi thông tin sau khi khách hàng cung cấp và bổ sung chỉnh sửa.
Khảo sát người vay tiền và tiến hành đánh giá mọi rủi ro của người vay.
Hướng dẫn khách hàng nhiều phương thức cung cấp thông tin.
Trực tiếp xem xét và giải trình hồ sơ để trình bày ý kiến quan điểm cá nhân trước Ban lãnh đạo về ý kiến cá nhân trước những hồ sơ thực hiện các công việc để báo cáo khách hàng thị trường.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến quá trình cho vay và báo cáo đầy đủ thông tin tránh rủi ro.
Làm việc nhóm để xây dựng những ý kiến nhằm cải thiện quá trình xem xét đánh giá tăng cường giảm rủi ro.
Công việc của các thẩm định viên tương tự như công việc của một người đánh giá, một chuyên gia xem xét các giá trị của một số thuộc tính cùng một lúc. Một thẩm định viên có thể chuyên về tài sản thương mại, về xây dựng hay về bất động sản. Những thẩm định viên sẽ được yêu cầu thẩm định một tài sản trước khi nó được bán, thế chấp, đánh thuế, bảo hiểm hoặc phát triển, xây dựng sản phẩm ví dụ như thẩm định thị trường hay xây dựng đầu tư bất động sản….
5. Một số quy định pháp luật về thẩm định giá tại Việt Nam:
5.1. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam:
Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.
5.2. Thẻ thẩm định viên về giá:
Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có năng ực hành vi dân sự; có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
5.3. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá:
Người không đủ tiêu chuẩn thẩm định viên về giá.
Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.
5.4. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá:
Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:
a) Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;
d) Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;
đ) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;
e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội.
5.5. Các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá:
Thực hiện thẩm định giá không đảm bảo tuân thủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước.
Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá.
Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá mà có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là:
a) Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá;
b) Người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành, là kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của tổ chức là khách hàng thẩm định giá.
Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của đơn vị được thẩm định giá đồng thời là người mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá có các mối quan hệ sau:
a) Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập; hoặc hoạt động trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, tổ hợp công ty mẹ – công ty con;
b) Có mối quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức giữa hai đơn vị;
c) Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;
d) Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].