Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau mong Luật sư tư vấn. Luật sư cho tôi hỏi, giá ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là giá nào và giá gói thầu là giá nào ? Giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu có phải là giá ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật Đấu thầu năm 2013
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đấu thầu
Luật sư tư vấn:
1. Giá gói thầu
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định, giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên.
Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Khoản 2, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Theo đó, trường hợp gói thầu có dự toán được phê duyệt thì giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu là dự toán được duyệt.
2. Ý nghĩa của xác định giá gói thầu
– Một là, dựa vào giá trị của gói thầu để xác định phân loại gói thầu. Theo quy định tại Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP đối với các gói thầu cung cấp các dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa mà giá trị gói thầu nhỏ hơn 10 tỷ đồng hoặc các gói thầu hỗn hợp, xây lắp mà giá trị gói thầu nhỏ hơn 20 tỷ đồng thì được xác định là gói thầu có quy mô nhỏ.
– Hai là, là căn cứ để xác định giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản 3 Luật Đấu thầu 2013. Cụ thể giá trị để bảo đảm dự thầu được quy định theo một mức xác định trong khoảng từ 1% – 3% giá gói thầu tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng gói thầu.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
– Ba là, một trong những căn cứ để xác định các gói thầu cung cấp dịch vụ công, sản phẩm có giá gói thầu trong hạn mức thì được chỉ định thầu.
– Bốn là, căn cứ để xác định điều kiện trúng thầu khi tổ chức xét duyệt đối với các nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, hỗn hợp, xây lắp. Cụ thể nhà thầu là cá nhân, tổ chức phải đảm bảo điều kiện là có giá đề nghị trúng thầu nhỏ hơn giá gói thầu được phê duyệt.
– Năm là, ngoài ra giá gói thầu còn được làm căn cứ trong việc xử lý một số tình huống trong đấu thầu.
3. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
– Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
– Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
4. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:
– Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
– Nguồn vốn cho dự án;
– Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
– Các văn bản pháp lý liên quan.
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:
– Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;
– Quyết định mua sắm được phê duyệt;
– Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
– Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);
– Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
5. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu
Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
Giá gói thầu:
– Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
– Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.
Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
Loại hợp đồng:
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.
Thời gian thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
6. Quy trình lựa chọn nhà thầu
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chếđược thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:
a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
b) Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranhđược thực hiện như sau:
a) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
b) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếpđược thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiệnđược thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhânđược thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;
b) Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;
c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Ký kết hợp đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].