1.Thẩm định giá là gì?
Thẩm định giátiếng anh làvaluation, hình thức việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Việc thẩm định giá phải phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. (theo mục 5 điều 4 Luật giá số 11/2012/QH13 của Quốc hội)
Ngành Thẩm định giá được sự quản lý của 2 cơ quan:
- Cục quản lý giá thuộc Bộ Tài Chính: Nơi ra công văn chỉ thị, quyết định thông báo chung về ngành Thẩm định giá.
- Hội Thẩm Định giá: Nơi cung cấp thông tin, kiến thức, các hoạt động của ngành Thẩm định giá.
2. Định giá là gì?
Định giátiếng anh làpricing, là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định
Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ. (theo mục 5 điều 4 Luật số 11/2012/QH13 của Quốc hội). Anh chị có thể tải văn bản quy đinh vềLuật giá giá số 11/2012/QH13.
3. Sự khác nhau giữ Thẩm định giá và Định giá.
So sánh | Thẩm định giá | Định giá |
Bản chất |
|
|
Nguyên tắc |
|
|
Phương pháp |
|
|
Cơ quan thực hiện |
|
|
4. Tài sản Thẩm định giá gồm những mục nào?
- Thẩm định giá Bất động sản:Thẩm định giá nhà cửa, đất đai, trung tâm thương mai, nhà xưởng, khu nghỉ dưỡng…
- Thẩm định giá Động sản:Thẩm định giá các loại tài sản máy móc thiết bị ý tế, văn phòng, dây chuyền sản xuất, máy móc, phương tiện vận tải…
- Thẩm định giá Doanh nghiệp:Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty tnhh…
- Thẩm định giá tài sản vô hình:Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ. Quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản, cổ phiếu, trái phiếu… Danh sách khách hàng, cơ sơ dữ liệu…
- Thẩm định giá Dự án đầu tư:Đàm phán chuyển nhượng. Phục vụ mục đích góp vốn liên doanh, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phục vụ mục đích chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân…
5. Mục địch của Thẩm định giá để làm gì?
Đối với Thẩm định giá thì có rất nhiều mục dịch khách nhau, cần phải xem loại tài sản cũng như mục đích của đối tượng cần Thẩm định.
Cơ bản sẽ những mục đích sau đây:
5.1. Đối với loại tài sản Doanh nghiệp:
- Cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn;
- Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
- Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp;
- Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng;
- Chứng minh năng lực tài chính;
- Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
5.2. Đối với loại tài sản dự án đầu tư:
- Đàm phán chuyển nhượng;
- Phục vụ mục đích góp vốn liên doanh;
- Phục vụ mục đích Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Phục vụ mục đích quản lý nhà nước của các địa phương (giao đất, cho thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời…);
- Phục vụ mục đích chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
5.3. Đối với loại tài sản là Động sản:
- Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng;
- Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh;
- Thành lập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
- Hoạch toán kế toán, tính thuế;
- Tư vấn và lập dự án đầu tư;
- Mục đích của công việc thẩm định giá: để mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới;
5.4 Đối với loại tai sản là Bất động sản:
- Mua bán, chuyển nhượng.
- Vay vốn ngân hàng;
- Góp vốn liên doanh;
- Cổ phần hóa;
- Thành lập doanh nghiệp;
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
- Hạch toán kế toán, tính thuế;
- Tư vấn, lập dự án đầu tư;
- Chứng minh năng lực tài chính…
6. Thẩm định giá có những phương pháp nào?
6.1 Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là: Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh dựa trên cơ sở sử dụng các số liệu phản ánh các giao dịch mua bán của tài sản tương tự trên thị trường.
Là cách ước tính giá trị của tài sản cần thẩm định giá thông qua so sánh với mức giá của các tài sản tương tự trên thị trường đã được mua bán, để hiểu hơn về phương pháp này anh chị có thể xem bài viếtphương pháp so sánh trong thẩm định giá.
6.2 Cách tiếp cận từ chi phí là: Phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế.
Phương pháp chi phídựa trên cơ sở chi phí tái tạo lại hoặc chi phí thay thế tài sản tương tự với tài sản thẩm định giá.
6.3 Cách tiếp cận từ thu nhập là: Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Phương pháp vốn hóa thu nhậplà phương pháp ước tính giá trị của một tài sản bằng cách hiện giá các khoản thu nhập ròng ước tính trong tương lai do tài sản mang lại thành giá trị vốn thời điểm hiện tại.
6.4 Phương pháp thặng dư.
Phương pháp thặng dưáp dụng để thẩm định các lô đất trống, các bất động sản có tiềm năng phát triển, các bất động sản có khả năng hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng
6.5 Phương pháp lợi nhuận.
Phương pháp lợi nhuậnáp dụng để thẩm định giá khách sạn, nhà hàng, các bất động sản mà giá trị của nó phụ thuộc vào khả năng sinh lợi, không có giao dịch phổ biến trên thị trường.
7. Học ngành Thẩm định giá và thi Thẻ Thẩm định viên về giá ở đâu?
7.1 Học ngành thẩm định giá ở đâu?
Nếu theo hệ chính quy, hiện tại ở miền nam có 2 trường đại học có mã ngành Thẩm định giá đó là Đại học Kinh tế và Đại học Tài chính Marketing.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Các bạn có thể tham khảo điều kiện ứng tuyển tại 2 trường đại học này.
Đối với các bạn học chuyên ngành khách như tài chính, quản lý đất đai… cũng có thể tham khảo qua cách học chứng chỉ hành nghề Thẩm định giá.
Khi tham gia và hoàn thành khóa học này các bạn cũng có thể ứng tuyển vào cáccông ty Thẩm định giá.
7.2 Điều kiện và thi Thẻ Thẩm định viên về giá như thế nào?
Theo điều 34 Luật giá 2012 quy định về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá:
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
- Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].