(TĐGTS Điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá)– Trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế thẩm định giá đã chứng minh được vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành tài chính và được pháp luật thừa nhận. Trong cơ chế giá thị trường luôn tiềm ẩn những yếu tố tác động làm cho giá thị trường luôn biến động và không phải bao giờ cũng vận động đúng với giá trị thực của thị trường, như các yếu tố: độc quyền, đầu cơ, móc ngoặc, gian lận thương mại… Vì thế, khi quyết định phương án đầu tư, góp vốn, mua bán, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, kinh doanh… giữa người mua, người bán và các bên liên quan đều muốn có giá thị trường thực của tài sản để thực hiện quá trình giao dịch không bị rủi ro, thiệt hại. Xuất phát từ nhu cầu đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nhu cầu ấy đã xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh tế ở nước ta như: Xác định giá trị mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách Nhà nước, xác định giá trị tài sản để góp vốn, thế chấp, tính thuế, mua sắm, chuyển nhượng; cổ phần hóa, sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp…
Tháng 2/1998 Trưởng Ban Vật giá Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trung tâm tư vấn dịch vụ kiểm định giá, tháng 9/1999 ký Quyết định thành lập Trung tâm thông tin và kiểm định giá Việt Nam. Đây là hai Trung tâm làm nhiệm vụ thẩm định giá đầu tiên của cả nước; cũng từ đó nhiều Sở Tài chính – Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã thành lập các Trung tâm thẩm định giá. Sự ra đời của nghề thẩm định giá Việt Nam nhanh chóng được các tổ chức quốc tế công nhận; Chính vì vậy ngày 8/6/1997 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Ban Vật giá Chính phủ Việt Nam gia nhập và là thành viên chính thức của Hiệp Hội thẩm định giá ASEAN, ngày 1/6/1998 tham gia Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế với tư cách là hội viên thông tấn và đến tháng 11/2009 đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế.
Năm 2002 Chính phủ ban hành Pháp lệnh Giá số 40 và được Quốc Hội luật hoá năm 2013 theo Luật số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012 đồng thời với nó là hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ năm 2005 và liên tục được bổ sung, sửa đổi để điều chỉnh cho phù hợp với lý thuyết thẩm định giá thế giới nói chung và đặc điểm thực tế của nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Hiện nay có 13 tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản được bộ tài chính ban hành và áp dụng nhằm đáp ứng được nhu cầu thẩm định giá tài sản của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội nhằm xác định giá trị tài sản phục vụ cho nhiều mục đích liên quan: Đầu tư, liên doanh, liên kết, cổ phần hóa doanh nghiệp nước ngoài, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công, tài chính, xác định giá trị bảo đảm khoản vay ngân hàng, mua bảo hiểm, mua bán sáp nhập (M&A)….và các mục đích khác được pháp luật công nhận.
1. Khái niệm thẩm định giá
Thẩm định giá là một trong những công cụ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, của nền kinh tế, hạn chế thất thoát, tiêu cực, nâng cao khả năng cạnh tranh…Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về thẩm định giá.
Luật giá Việt Nam 2012 khái niệm như sau: “Thẩm định giá là việc cơ quan tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất theo tiêu chuẩn thẩm định giá”
Theo Ông Fred Peter Marrone – Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”. Quan niệm về thẩm định giá ở nước ta và trên thế giới vẫn còn những khác biệt đáng kể.
Giáo sư W.Seabrooke – Viện Đại học Portsmouth Vương quốc Anh: “Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ”.
Theo Gs. Lim Lan Yuan – Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá
Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
2.1. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
Theo Điều 38. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
(1). Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
(2). Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
2.2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Theo Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
(1). Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
(2). Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
d) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
(3). Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
(4). Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
(5). Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
d) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
2.3. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
Theo Điều 9 Nghị định 89/2013/NĐ-CP Quy định luật giá về thẩm định giá. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
(1). Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
(2). Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:
a) Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;
d) Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;
đ) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;
e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội.
(3). Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ báo cáo của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá đối với việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2013.
Theo thông báo 12079/TB-BTC Bộ Tài Chính cấp ngày 31 tháng 12 năm 2020 hiện nay có 410 công ty thẩm định giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản tại Việt Nam.
3. Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm 13 tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá. Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04 theo thông tư số 158/2014/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 27 tháng 10 năm 2014
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01: Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02: Giá thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03: Giá phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04: Những nguyên tắc chi phối hoạt động thẩm định giá
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07 theo thông tư số 28/2015/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 06 tháng 03 năm 2015
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05: Quy trình thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06: Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07: Phân loại tài sản trong thẩm định giá
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10 theo thông tư số 126/2015/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 20 tháng 08 năm 2015
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08: Cách tiếp cận từ thị trường
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09: Cách tiếp cận từ chi phí
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 10: Cách tiếp cận từ thu nhập
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11 theo thông tư số 145/2016/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 06 tháng 10 năm 2016: Thẩm định giá bất động sản
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 theo thông tư số 122/2017/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 15 tháng 11 năm 2017: Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 theo thông tư số 06/2014/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 07 tháng 01 năm 2014: Tiêu chuẩn thẩm định giá vô hình.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].