Thẩm định giá luôn được xem là một trong những nội dung quan trọng để Nhà nước điều hành giá cả nhằm thực hiện tốt việc bình ổn giá cả thị trường, khuyến khích cạnh tranh.
a. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
* Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Các nước có hiệp hội thẩm định giá, hiệp hội thẩm định giá là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp của những người làm công tác thẩm định giá, chỉ có những người đủ tiêu chuẩn hành nghề thẩm định giá mới được tham gia vào hiệp hội. Nếu vi phạm sẽ bị khai trừ khỏi hiệp hội và đương nhiên sẽ không được hành nghề thẩm định giá.
Ở Việt Nam, thẩm định giá được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp, là các doanh nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp thẩm định giá phải căn cứ vào quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Nghị định của Chính phủ số 89/2013/NĐ- CP hướng dẫn một số điều luật Giá về thẩm định giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
Theo đó, muốn trở thành doanh nghiệp thẩm định giá thì trước tiên, cá cá nhân, tổ chức phải có đủ điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định về doanh nghiệp, ngoài ra còn phải có đủ điều kiện quy định tại điều 39 Luật Giá 2012 về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Các công ty thẩm định giá muốn được cấp giấy phép hành nghề đều phải thoả một số tiêu chí nhất định do pháp luật qui định như:
Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc củadoanh nghiệpviên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp
Ngoài ra đối với công ty nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên còn phải có thêm điều kiện“Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp”.
Như vậy, muốn trở thành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, các cá nhân, tổ chức phải thoả mãn hai điều kiện về: đủ điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định về doanh nghiệp cũng như muốn thành lập công ty thẩm định giá phải đảm bảo các tiêu chuẩn đã được quy định tại điều 39 Luật Giá 2012 như trên
* Điều kiện thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.
Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thẩm định giá, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá theo sự uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp thẩm định giá. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của DN. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch của chi nhánh.
Theo quy định khoản 2,3 điều Điều 41. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, Luật giá 2012 thì:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất 02 thẩm định viên về giá, trong đó Giám đốc chi nhánh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá đã thành lập chi nhánh đó;Doanh nghiệp thẩm định giá phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh thẩm định giá do doanh nghiệp thành lập.
Cũng như doanh nghiệp thẩm định giá chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá cũng phải được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về đăng kí hoạt động chi nhánh đồng thời phải đáp ứng tiêu chuẩn là có ít nhất 02 thẩm định viên về giá, trong đó Giám đốc chi nhánh phải là thẩm định viên về giá đã đăng kí hành nghề tại doanh nghiệp thành lập chi nhánh đó.
b. Điều kiện hành nghề thẩm dịnh giá của thẩm định viên về giá.
*Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá.
Ở mỗi nước, các thẩm định viên độc lập, các công ty nhà nước và tư nhân với nhiều hình thức sở hữu khác nhau muốn được hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá đều phải đảm bảo đạt một số tiêu chuẩn nhất định do Chính phủ quy định. Tiêu chuẩn thẩm định giá là một hệ thống văn bản pháp luật đòi hỏi người thẩm định giá phải tuân thủ. Tiêu chuẩn thẩm định giá góp phần đảm bảo tính khách quan, trung thực của thẩm định giá. Về phía Nhà nước, tiêu chuẩn thẩm định giá giúp nhà nước thực hiện việc hướng dẫn và kiểm soát hoạt động thẩm định giá. Về phía doanh nghiệp và thẩm định viên về giá, đây là một hành lang pháp lý cực kỳ quan trọng để nâng cao tính chuyên nghiệp và hạn chế rủi ro trong nghề nghiệp của mình.Những tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá đã được quy định tại điều 34, Luật giá 2012 đồng thời cũng được cụ thể hoá trong điều 7 Nghị định 89/2013/ NĐ- CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về thẩm định giá:
Điều 7. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá:Có năng lực hành vi dân sự; Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan; Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp; Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này; Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
6. Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
* Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá
Do đặc điểm của hoạt động thẩm định giá liên quan đến lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế chủ thể kinh doanh, chủ thể sử dụng trong xã hội nên nếu muốn được xã hội thừa nhận tất yếu đòi hỏi người làm thẩm định giá phải đạt một số tiêu chuẩn và phẩm chất nhất định khi hoạt động dịch vụ thẩm định giá. Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
Để được hành nghề kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thì các thẩm định viên sau khi được đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo các chuyên ngành :Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp. có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp; có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính và có đăng kí hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
Các thẩm định viên, các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hành nghề thẩm định giá của nhà nước luôn chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn của người hành nghề thẩm định giá bằng nhiều biện pháp thông qua sự phân chia cấp độ thẩm định viên (người tập sự, thẩm định viên, thẩm định viên cao cấp…) để tiêu chuẩn hoá lực lượng này. Những yêu cầu đạo đức và năng lực hành nghề như trên trong khi thực hành thẩm định giá. Quy tắc đạo đức phục vụ lợi ích chung, duy trì sự tin cậy của các định chế tài chính đối với công việc của thẩm định viên giá. Nó đảm bảo kết quả thẩm định giá đáng tin cậy, nhất quán và khách quan.
* Điều kiện đăng kí hành nghề thẩm định giá.
Các doanh nghiệp thẩm định giá để được hành nghề thẩm định giá trước hết phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Được quy định tại điều 14 Nghị định 89/2013/ NĐ-CP.Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm có:
Đơn đề nghị, Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá của các thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp được doanh nghiệp xác nhận, bản sao Hợp đồng lao động hoặc Phụ lục hợp đồng lao động (nếu có) của các thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp, tài liệu chứng minh về mức vốn góp của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần, Biên lai nộp lệ phí, Bản sao chứng thực văn bản bổ nhiệm chức vụ đối với đại điện pháp luật của doanh nghiệp, văn bản ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có).
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ 01 (một) bộ hồ sơ do doanh nghiệp lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cho doanh nghiệp thẩm định giá.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].