Chào giá quá thấp, giảm giá dịch vụ, thậm chí chấp nhận lỗ và những thỏa thuận ngầm về tỷ lệ chiết khấu “hoa hồng”… là những chiêu trò đang thị hành trên thị trường thẩm định giá…
Đó là lí do đòi hỏi Bộ Tài chính cần có những quy định nhằm kiểm soát chặt hơn nữa thị trường cung cấp dịch vụ thẩm định giá, một loại hình kinh doanh có điều kiện với quy mô thị trường có 409 doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.
NÓI XẤU, PHÁ GIÁ LẪN NHAU
Tại một Hội nghị về hoạt động thẩm định giá do Bộ Tài chính tổ chức mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay cả nước có 409 doanh nghiệp thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, trong đó có 333 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Đến nay Bộ Tài chính cũng đã cấp 2.352 thẻ thẩm định viên về giá, trong đó có .723 thẩm định viên đang đăng ký hành nghề tại các doanh nghiệp, chiếm trên 73% số thẩm định viên được cấp thẻ.
Cũng theo lời ông Nguyễn Anh Tuấn, thẩm định giá là một hoạt động kinh doanh có điều kiện, kết quả thẩm định giá là một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản…
Với tính chất như vậy có thể thấy kinh doanh thẩm định giá là một loại hình dịch vụ tài chính phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến nhiều hoạt động kinh tế khác do đó đòi hỏi kết quả dịch vụ có độ tin cậy và đảm bảo tính khách quan, trung thực…
Hội Thẩm định giá Việt Nam nhận định, trên thị trường đang xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tung tin thất thiệt về giá dịch vụ của doanh nghiệp khác nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, hạ giá giá dịch vụ thấp bất hợp lý…
Tuy đòi hỏi tính trung thực của loại hình dịch vụ này cao nhưng thực tế quản lý thời gian qua cho thấy hoạt động thẩm định giá đang tổn tại hiện tượng tiêu cực. Đặc biệt là xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ thấp giá dịch vụ để lấy khách hàng…
Khi giá dịch vụ thấp sẽ kéo theo chất lượng dịch vụ thấp, mức độ tin cậy cũng như tính trung thực của kết quả thẩm định giá không cao. Việc này ảnh hưởng đến rất nhiều quan hệ kinh tế khác và kéo theo nhiều hệ luỵ về sau.
Trước đó, Hội Thẩm định giá Việt Nam đã từng đưa ra nhận định, trên thị trường đang xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Điển hình là việc cung ứng dịch vụ thẩm định giá với mức giá thỏa thuận đi kèm với cung ứng một loại dịch vụ tư vấn khác không thu tiền. Hay tình trạng tung tin thất thiệt về giá dịch vụ của doanh nghiệp khác nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình…
Thường xuyên diễn ra nhất là tình trạng hạ giá giá dịch vụ thấp bất hợp lý, thấp hơn chi phí bỏ ra và để đảm bảo không bị lỗ nhiều doanh nghiệp thẩm định giá đã bỏ bớt đi nhiều công đoạn, thủ tục trong quy trình thẩm định giá. Nếu có thực hiện đủ quy trình thì lại không bảo đảm các nguyên tắc của thẩm định giá là độc lập, khách quan, trung thực…
Một số doanh nghiệp thẩm định giá có điểm đánh giá chất lượng thấp, cá biệt còn những doanh nghiệp có điểm đánh giá chất lượng thẩm định giá dưới 50 điểm…
Tất cả những điều này dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp, gây thiệt hại đến lợi ích của các thành tố tham gia thị trường.
KIỂM SOÁT CHẶT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
“Thẩm định giá là hoạt động kinh doanh có điều kiện đang được quan tâm nhiều, do đó những năm vừa qua Bộ Tài chính luôn quan tâm đến việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện thể chế và khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động thẩm định giá phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bộ Tài chính cũng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá… Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thẩm định giá… ” ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Trước đó, khi bàn về tương lai của dịch vụ thẩm định giá ThS. Trần Đình Thắng – Khoa Thẩm định giá, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh cho biết, trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với loại hình dịch vụ này.
Theo đó, trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực trong hành nghề của thẩm định viên nhưung phải rà soát, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện khung khổ pháp lý về thẩm định giá phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, cũng cần tăng cường kiểm soát hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sẽ giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá. Nghị định đã bổ sung các chế tài và điều kiện đủ mạnh nhằm siết chặt quản lý, chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên, đồng thời bảo đảm hệ thống pháp luật về thẩm định giá đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đặc biệt, tiếp tục theo dõi, công bố kết quả đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá. Tiếp tục xếp hạng kết quả đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá để các doanh nghiệp nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, hướng đến một thị trường dịch vụ thẩm định giá trung thực, khách quan và tin cậy.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, từ ngày 1/5/2021, Nghị định số 12/2021/NĐ-CP ngày 24/2/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá chính thức có hiệu lực thi hành.
Trong Nghị định 12 có quy định đáng chú ý là nghĩa vụ ký Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá của thẩm định viên về giá hành nghề. Theo đó, thẩm định viên về giá hành nghề phải ký ít nhất 10 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá trong năm được thông báo hành nghề.
Đến hết ngày 15/12 của năm hành nghề, thẩm định viên về giá đã hành nghề từ 6 tháng trong năm trở lên không ký đủ 10 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá trong năm thì không được đăng ký hành nghề trong năm liền kề tiếp theo.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, quy định này nhằm quản lý chặt chẽ các thẩm định viên hành nghề, buộc các thẩm định viên đã đăng ký hành nghề phải làm việc thực sự tại doanh nghiệp. Từ đó sẽ phần nào ngăn chặn tình trạng cho thuê hoặc cho mượn Thẻ thẩm định viên về giá. Về phía doanh nghiệp thẩm định giá, sẽ loại bỏ được các doanh nghiệp yếu kém với quy định nếu trong một năm phát hành được quá ít Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá phải tạm ngừng hoạt động.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].