Các thủ tục hành chính thuế cơ bản là đăng ký thuế, khai thuế, kiểm tra và thành tra thuế. Ngoài những thủ tục này, Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan còn quy định nhiều thủ tục khác như ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, khiếu nại và tố tụng tranh chấp thuế v.v.
1. Đăng ký thuế
Đăng ký thuế là hành vi pháp lý của chủ thể nộp thuế nhằm thiết lập quan hệ quản lý thuế giữa chủ thể nộp thuế với nhà nước. Về mặt thủ tục, đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật. Dưới góc độ pháp luật, đăng ký thuế là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế. Nếu thuộc diện nộp thuế mà không thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế là vi phạm pháp luật quản lý thuế.
Đối tượng thuộc diện đăng ký thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế và thực hiện việc khai thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc thời điểm xuất hiện sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thuế, chủ thể đăng ký thuế sẽ được cấp chứng nhận đăng ký thuế. Cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp chứng nhận đăng ký thuế chậm nhất không quá 5 ngày làm việc đối với các hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại các Cục thuế và 10 ngày đối với hồ sơ nộp thuế trực tiếp tại các Chi cục thuế, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ do người nộp thuế kê khai sai sót).
2. Khai thuế
Khai thuế là nghĩa vụ do pháp luật quy định đối với chủ thế nộp thuế nhằm xác định số thuế phải nộp với cơ quan quản lý thuế, và sau đó, chủ thể nộp thuế sẽ tiến hành nộp thuế thep quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật Quản lý thuế, chủ thể nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế theo đúng thời hạn luật định .
Việc khai thuế và tính thuế được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy điịnh của Chính phủ.
- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
Nguyên tắc “tự khai, tự nộp thuế”mà pháp luật quy định như trên là một bước tiến lớn trong hoạt động quản lý thuế tại Việt Nam, theo đó, quản lý thuế được chuyển từ việc quản lý việc thu thuế sang quản lý việc nộp thuế. Đồng thời, nguyên tắc này cũng đảm bảo tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
Người nộp thuế thực hiện việc nộp thuế theo thời hạn do pháp luật quy định. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Đối với các khoản thu từ đất đai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp thuế theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan.
Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt liên quan đến thuế vào ngân sách nhà nước theo những cách sau đây:
- Nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước;
- Nộp thuế thông qua tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Nộp thuế tại cơ quan thuế;
- Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý ủy nhiệm thu thuế.
Cơ quan quản lý thuế được mở tài khoản chuyên thu tại tổ chức tín dụng để tập trung các nguồn thu về thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của người nộp thuế, trừ trường hợp người nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc nhà nước. Cuối ngày làm việc, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế ở tài khaorn chuyên thu tại tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng phải chuyển nộp ngân sách nhà nước.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].