Thẩm định viên ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội. Bởi vì, từ một chiếc bút chì được tạo ra, một chiếc xe ôt tô hay thậm chí cả một doanh nghiệp cũng đều có giá. Nhưng mức giá bao nhiêu mới là chuẩn xác và hợp lý nhất? Trong trường hợp có nhiều người đưa ra những mức giá khác nhau ở cùng một thời điểm như vậy thì công việc “thẩm định giá” của thẩm định viên chính là trọng tài trong những trường hợp đó.
Thẩm định viên là gì?
Thẩm định viên là những người xác định giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm nhận được yêu cầu thẩm định, sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích và đưa ra kết quả cuối cùng là con số giá trị tài sản cụ thể.
Căn cứ khoản 15 Điều 4 Luật giá 2012 quy định rằng: Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Theo Luật giá năm 2012 số 11/2012/QH13, thẩm định viên là các cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
Tiêu chuẩn để trở thành thẩm định viên
Các tiêu chuẩn về thẩm định viên được quy định cụ thể ở Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định bao gồm:
(i) Có đủ năng lực hành vi dân sự.
(ii) Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
(iii) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành liên quan gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
(iv) Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định.
(v) Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
– Cử nhân hoặc thạc sỹ, ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
(vi) Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
Danh sách thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản tại các doanh nghiệp thẩm định giá được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được cập nhật đầy đủ tại Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính – Cục quản lý giá //mof.gov.vn/
Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm định viên
Tại Điều 37 Luật giá năm 2012 số 11/2012/QH13 nêu rõ các nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm định viên:
Về quyền của thẩm định viên về giá hành nghề:
i) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật giá và quy định khác có liên quan;
ii) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
iii) Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạt động thẩm định giá;
iv) Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;
v) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
Về nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề:
i) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
ii) Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá tài sản;
iii) Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;
iv) Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có thống nhất thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;
v) Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức;
vi) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá tài sản;
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: (028) 2200 2060 – 0909.399.961.
Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học