Làm rõ căn cứ xác định Danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá
Trước khi các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về nội dung luật này với 103 lượt ý kiến.
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải, cơ bản các ý kiến ĐBQH đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa Luật Giá và các luật chuyên ngành khác có quy định về giá. Đồng thời, đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả; đảm bảo cơ sở pháp lý trong lĩnh vực giá để vận hành thông suốt nền kinh tế.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn về phương pháp, nguyên tắc và phạm vi định giá. |
ĐB Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) và một số ĐBQH đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã ghi nhận và tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật theo hướng tạo cơ sở pháp lý cho việc khắc phục tình trạng chồng chéo giữa Luật Giá với 21 luật chuyên ngành có quy định về giá. Dự thảo Luật đã cơ bản thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, xử lý các vướng mắc, khắc phục những bất cập, tồn tại như lợi ích nhóm, trục lợi, tiêu cực, lãng phí.
ĐB Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng việc sửa đổi Luật Giá rất khó vì tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân; quan hệ kinh tế và cung cầu của thị trường. Do đó, cần phải đánh giá tác động cụ thể, nhiều chiều để giải quyết thấu đáo các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn luôn diễn biến phức tạp, khó lường…
Quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ cho Nhà nước định giá được một số ĐBQH quan tâm cho ý kiến. Theo ĐB Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng), về nguyên tắc định giá, Ban soạn thảo cần lượng hóa các mức cụ thể để biến động các yếu tố hình thành giá đến mức nào thì phải xem xét và điều chỉnh giá.
Theo ĐB Nguyễn Ngọc Sơn, cơ quan soạn thảo cần làm rõ căn cứ xác định Danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá. Về thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, cần quy định rõ trong luật một số nội dung quan trọng, thay vì để Chính phủ hướng dẫn.
“Hiến pháp đã quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Thực tế cho thấy, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của từng người dân, doanh nghiệp, liên quan đến sự bình ổn của thị trường. Do đó, các quy định liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cần được công khai, minh bạch và cần được quy định rõ trong luật để tránh sự tùy tiện trong việc mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi các mặt hàng bình ổn giá” – ĐB Nguyễn Ngọc Sơn nói.
Đề nghị giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Sau khi các ĐBQH cho ý kiến vào dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tiếp thu giải trình các ý kiến ĐBQH nêu.
Theo Bộ trưởng, sau kỳ họp tại tổ, Bộ Tài chính là cơ quan soạn thảo đã có báo cáo giải trình các vấn đề ĐBQH nêu. Ngày hôm nay, đã có 19 ý kiến ĐBQH góp ý vào dự thảo Luật, Cơ quan soạn thảo tiếp thu tối đa các ý kiến ĐBQH và tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thảo luận Luật Giá (sửa đổi). |
Về mối quan hệ giữa Luật Giá và 21 luật chuyên ngành, theo Bộ trưởng, cơ quan soạn thảo đã dự thảo Luật theo hướng tránh chồng chéo, trùng lắp và xây dựng nhằm quản lý toàn diện về giá.
Theo người đứng đầu ngành Tài chính, Bộ Tài chính sẽ chủ trì hướng dẫn về phương pháp, nguyên tắc và phạm vi định giá. “Ví dụ giá đất, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định giá đất, đảm bảo không chồng chéo, sai lệch so với tiêu chuẩn chung” – Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến của ĐBQH về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Về thẩm quyền, Bộ trưởng đồng tình với ý kiến ĐBQH đó là giao cho Ủy ban Thường vụ quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội gần nhất, “như vậy sẽ kịp thời, chủ động hơn”.
Về quỹ Bình ổn giá, Bộ trưởng cho rằng, khi dự thảo Luật, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến Bộ Công thương và các bộ, ngành, quan điểm các ý kiến cơ bản đồng tình giữ quỹ, vì nếu giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tới tình hình sản xuất kinh doanh và kinh tế vĩ mô. Nhà nước hiện duy trì nhiều công cụ để điều hành giá xăng dầu, như: thuế, chi phí định mức, nguồn cung, quỹ bình ổn giá… “Nếu càng nhiều công cụ thì càng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bình ổn giá thị trường giá cả” – người đứng đầu ngành Tài chính nói.
Về kê khai giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến ĐBQH, đồng thời cho biết, thực hiện kê khai giá nên tập trung vào một số giá hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của ĐBQH, tiếp tục xin ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tới đây./.
Bộ Tài chính rà soát tránh chồng chéo, trùng lắp với các luật khác Về mối quan hệ giữa Luật Giá và 21 luật chuyên ngành, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan soạn thảo đã dự thảo Luật theo hướng tránh chồng chéo, trùng lắp và xây dựng nhằm quản lý toàn diện về giá. |
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].