(TĐGTS Quy trình thẩm định giá tài sản vô hình)– Thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, các hoạt động có liên quan. Với xu thế sử dụng tài sản vô hình làm động lực chính để phát triển doanh nghiệp nói riêng cũng như các nền kinh tế nói chung, vai trò của thẩm định giá tài sản vô hình cũng ngày càng được chú trọng. Vì vậy quy trình thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định giá trị của tài sản vô hình phục vụ nhiều mục đích cho cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính, quy trình thẩm định giá bao gồm 06 cơ bản.
- Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản vô hình cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
- Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Bước 4. Phân tích thông tin tài sản vô hình.
- Bước 5. Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá.
- Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Đối với quy trình thẩm định giá tài sản vô hình thẩm định viên cần lưu ý một số điểm sau:
1. Xác định tổng quát về tài sản vô hình cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
a, Xác định các đặc điểm cơ bản của tài sản vô hình trong quy trình thẩm định giá tài sản vô hình
Các đặc điểm của tài sản vô hình cần phải được nêu chi tiết để nhận biết, phân biệt tài sản vô hình cụ thể cần thẩm định giá. Các đặc điểm của tài sản vô hình bao gồm các đặc điểm về vật chất, kỹ thuật, chức năng, các thông số kinh tế của tài sản, đặc điểm pháp lý và các quyền gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá, yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình,…
Trường hợp tài sản vô hình chưa phải là đối tượng bảo hộ, thẩm định viên có thể cân nhắc đánh giá sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ đối với tài sản thẩm định giá. Trường hợp quyền sở hữu trí tuệ của tài sản thẩm định giá đã được phất sinh, xác lập thì cần đánh giá tình trạng, phạm vi, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra thẩm định viên cũng cần xem xét tình trạng tranh chấp, xung đột (nếu có) liên quan tới tài sản vô hình như tranh chấp về quyền sở hữu, đang bị xem xét lại về điều kiện bảo hộ,…
b, Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
Đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá và bên thư ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết.
c, Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá
Để xác định mục đích thẩm định giá, cần đưa ra các thông tin về lý do tiến hành thẩm định giá, mục đích sử dụng kết quả thẩm định giá và đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá.
Các nhóm mục đích thẩm định giá phổ biến đối với tài sản vô hình là chuyển nhượng, góp vốn, chuyển giao quyền sử dụng, thế chấp, cung cấp thông tin quản lý, phục vụ kiện tụng. Mục đích thẩm định giá và cả thời điểm thẩm định giá được xác định căn cứ vào văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản đề nghị thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá hoặc hợp đồng thẩm định giá.
Thời điểm thẩm định giá cần được xác định cụ thể do giá trị của tài sản vô hình có thể thay đổi theo thời gian. Thời điểm thẩm định giá có thể là trong quá khứ (trước khi thực hiện hoạt động thẩm định giá), hiện tại (cùng giai đoạn tiến hành hoạt động thẩm định giá) hoặc tương lại (sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá). Trong trường hợp thời điểm thẩm định giá là tương lai, thẩm định viên cần đưa ra các giả thiết phù hợp để tiến hành thẩm định giá.
Thẩm định viên cần trao đổi với khách hàng để xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá phù hợp với mục đích sử dụng của chứng thư thẩm định giá.
d, Xác định cơ sở giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá là giá trị thị trường hay phi thị trường
Thẩm định viên căn cứ vào mục đích thẩm định giá tài sản để xác định cơ sở giá trị của tài sản cho thẩm định giá. Đồng thời, thẩm định viên xem xét thêm đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá và đặc điểm thị trường của tài sản thẩm định giá.
Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình.
e, Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt
Thẩm định viên có thể đưa ra giả thiết đối với những thông tin còn chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế về thông tin này. Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá.
Giả thiết đặc biết là giả thiết hoàn toàn khác với thực tế tại thời điểm thẩm định giá, tiy nhiên giả thiết này cần được áp dụng để phù hợp với mục đích thẩm định giá theo yêu cầu của khách hàng.
2. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin trong quy trình thẩm định giá tài sản vô hình
Các thông tin cần xác định, thu thập khi thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm:
- Mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá
- Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá; nhóm, loại của tài sản vô hình cần thẩm định giá;
- Thông tin về việc nhận biết tài sản vô hình cần thẩm định giá, bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng kí, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính…
- Tình trạng pháp lý của tài sản vô hình và việc sở hữu tài sản vô hình;
- Thông tin về khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu tài sản vô hình; các thông tin tài chính trong quá khứ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá; các giao dịch trong quá khứ của tài sản;
- Các tài sản nguồn lực cần thiết để đưa tài sản vô hình cần thẩm định giá vào sử dụng trong các hoạt động kinh tế; chi tiết về các hoạt động kinh tế để khai thác tài sản vô hình cần thẩm định giá;
- Triển vọng của linh vực, ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá
- Triển vọng của kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế và môi trường chính trị trong nước và nước ngoài
- Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, chính sách thuế, thu nhập, các điều kiện giao dịch của tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh; các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, số lượng và hoạt động thái người mua – người bán tiềm năng, tình trạng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tình hình lạm phát, các chỉ số biến động đối với nhóm tài sản cụ thể.
Trong trường hợp thẩm định giá phục vụ mục đích chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn…thẩm định viên cần cân nhắc thêm một số yếu tố liên quan đến tính chất và phạm vi của việc chuyển giao như:
- Độc quyền sử dụng? Được phép chuyển giao lại quyền sử dụng tài sản vô hình cho bên thứ ba? Thời hạn sử dụng? Quyền được cải tiến, nhận thông tin cải tiến của tài sản vô hình? Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do tài sản vô hình được chuyển giao tạo ra;
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, bảo hành và các điều kiện, tài sản kèm theo; đóng góp của mỗi bên đối với các hoạt động trong tạo lập, duy trì và khai thác tài sản vô hình, tài sản trí tuệ (ví dụ: hoạt động đăng kí, duy trì, trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản sở hữu trí tuệ, nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện, sản xuất thử nghiệm, sản xuất quy mô công nghiệp; tiếp thị, phân phối, thương mại hóa hàng hóa, dịch vụ tạo ra từ tài sản vô hình được chuyển nhượng, chuyển giao);
- Phương án thanh toán giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.
Khi thẩm định giá một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC, thẩm định viên có thể thao khảo một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản này theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này, bao gồm các yếu tố sau:
(2.1). Đối với sáng chế:
a) Tình trạng bảo hộ; phạm vi bảo hộ; thời gian còn lại trong thời hạn bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ;
b) Khả năng rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng sáng chế, ví dụ: khả năng bị hủy bỏ hiệu lực, bị xâm phạm; khó khăn, cản trở về kinh tế, kỹ thuật trong việc ứng dụng, khai thác, thương mại hóa.
(2.2). Đối với bí mật kinh doanh:
a) Nội dung, hình thức các biện pháp bảo mật; hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo mật đối với bí mật kinh doanh cho đến thời điểm định giá;
b) Nguy cơ bí mật kinh doanh bị bộc lộ và khai thác một cách hợp pháp khi được tổ chức, cá nhân khác nghiên cứu, phân tích ngược, giải mã công nghệ hoặc nghiên cứu tạo ra bí mật kinh doanh tương tự một cách độc lập.
(2.3). Các yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến giá trị của sáng chế, bí mật kinh doanh cũng được xem xét, vận dụng khi định giá sáng kiến, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chương trình máy tính, giống cây trồng mới, giải pháp, quy trình kỹ thuật mới, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dưới dạng vô hình khác.
(2.4). Đối với kiểu dáng công nghiệp:
Các yếu tố đặc thù cần xem xét tương tự như đối với sáng chế. Đồng thời, cần xem xét đặc điểm mỹ thuật ứng dụng, sự khác biệt của kiểu dáng công nghiệp và sức hấp dẫn người tiêu dùng đối với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó.
(2.5). Đối với nhãn hiệu, tên thương mại:
a) Thời gian và phạm vi sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại trong thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Nguy cơ nhãn hiệu, tên thương mại bị mất khả năng phân biệt trên thị trường do trở thành tên gọi chung của sản phẩm, dịch vụ;
c) Khả năng mở rộng đối tượng, phạm vi sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, nhượng quyền thương mại cho các đối tác;
d) Nguy cơ, khả năng quyền của nhãn hiệu, tên thương mại bị xâm phạm.
Đối với từng tài sản vô hình cụ thể thẩm định viên cần xác định các thông tin yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá và tiến hành thu thập các thông tin phù hợp với các yếu tố đó, phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá lựa chọn. Các thông tin thu thập được cần phải được phân loại, xác minh, phân tích, lựa chọn và điều chỉnh trước khi áp dụng để xác định giá tài sản vô hình cần thẩm định giá.
3. Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá trong quy trình thẩm định giá tài sản vô hình
Đối với thẩm định giá tài sản vô hình gồm ba cách tiếp cận cơ bản: Cách tiếp cận từ thị trương; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng mỗi cách tiếp cận là phương pháp thẩm định giá như sau:
- Cách tiếp cận từ thị trường thì phương pháp thẩm định là phương pháp so sánh.
- Cách tiếp cận từ chi phí bao gồm hai phương pháp thẩm định giá là: phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chi phí tái tạo.
- Cách tiếp cận từ thu nhập có 03 phương pháp là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội và phương pháp thu nhập tăng thêm
Thẩm định giá tài sản vô hình, thẩm định viên cần phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hpwj với các quy định của pháp luật liên quan.
Trong trường hợp cung cấp dịch vụ thẩm định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC thì cần áp dụng các quy định của thông tư liên tịch này.
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: (028) 2200 2060 – 0909.399.961.
Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học