Dạo những năm gần đây nhiều vụ việc liên quan tới việc giá thiết bị y tế không đúng với giá hiện hành khiến nhiều người đang rơi vào lao lý. Vì vậy để tránh rủi ro khi thẩm định giá thiết bị y tế thì bên thẩm định giá là bên trung lập, phải đảm bảo tính khách quan. Thẩm định viên là người có nghề trong lĩnh vực y tế, tính khách quan.
Nghề thẩm định giá là nghề có nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn, nhất là trong lĩnh vực thiết bị y tế do tài sản thẩm định tính đặc thù công nghệ và đôi khi còn có tính độc quyền trong phân phối.
Thực tế cho thấy, thị trường mua sắm công thiết bị y tế lâu nay tại Việt Nam gần như độc quyền, một số tài sản chỉ có 1 người mua và 1 người bán. Khi xây dựng tiêu chí kỹ thuật của hàng hóa cần mua sắm, người mua có thể đã chỉ định sẵn đơn vị trúng thầu thông qua các hàng rào kỹ thuật. Giá trúng thầu sẽ bao gồm cả các chi phí từ khâu khảo sát thiết kế lập dự toán (tổng mức đầu tư) của dự án, các chi phí khác trong quá trình xây dựng hồ sơ mời thầu… Từ đó, doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá sẽ được khách hàng đề nghị thực hiện theo đề bài định sẵn này.
Việc độc quyền dẫn đến hạn chế thông tin thị trường, bên cung cấp được hãng chỉ định độc quyền cung cấp vào dự án, mỗi khi có yêu cầu báo giá thì thông tin này có thể đã bị khống chế, bị fix cấu hình, mã sản phẩm để làm giá qua hệ thống phân phối loại thiết bị này. Việc khảo sát thị trường của thẩm định viên về giá khó thoát khỏi bẫy vô hình đã giăng ra.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá, nếu không tìm được thông tin mua bán đúng loại thiết bị cần thẩm định giá trên thị trường, thẩm định viên có thể sử dụng thiết bị tương đồng về công năng, nhưng do đặc thù về phát triển công nghệ và/hoặc các thiết bị y tế có công năng phức tạp dẫn đến thẩm định viên không đủ kiến thức, trình độ đánh giá, điều chỉnh mức độ chênh lệch để quy về thiết bị cần thẩm định giá.
Nếu thẩm định viên về giá đủ trình độ, giữ được tiếng nói độc lập và dám từ chối hợp thức hóa cho việc mua sắm này có nghĩa là doanh nghiệp thẩm định giá sẽ mất khách hàng, mất cơ hội việc làm, dẫn đến việc tạo áp lực từ phía doanh nghiệp thẩm định giá lên thẩm định viên, chưa nói đến sự cám dỗ, lòng tham dẫn đến thẩm định viên chủ ý thông đồng với bên mua và bên bán.
Do đó, vấn đề đặt ra đầu tiên ở đây là cần thực hiện tốt và thường xuyên thanh kiểm tra công tác công khai, minh bạch thông tin, niêm yết giá, kê khai giá đồng thời kiểm soát chặt việc xây dựng hồ sơ mời thầu. Càng có nhiều nhà cung cấp, nhiều hãng cùng tham gia đấu thầu cạnh tranh thì giá cả sẽ càng sát với thực tế.
Một yếu tố rủi ro nữa, thiết bị y tế là sản phẩm công nghệ, nên không có sản phẩm tương đồng để so sánh hoặc giá cả không được minh bạch, công khai đầy đủ… Giá trang thiết bị y tế còn tùy thuộc vào thời điểm, điều kiện thương mại như trả ngay hay trả chậm, trả góp, bổ sung thêm các tính năng khác… và bị mất giá rất nhanh khi có sản phẩm cạnh tranh.
Vì vậy tìm được một công ty thẩm định giá uy tín, thẩm định viên trách nhiệm với nghề là hết sức cần thiết. Hãy đến thẩm định giá Hà Thành chúng tôi luôn thực hiện thẩm định quy trình thẩm định đảm bảo tính khách quan, chúng tôi có nhiều chuyên gia về thiết bị y tế trợ giúp đảm bảo đưa ra kết quả khách quan và trung thực nhất.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].