Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy mô và cơ cấu tổ chức cho phù hợp bằng cách tổ chức lại doanh nghiệp. Vậy tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Có các hình thức tổ chức doanh nghiệp nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đấy:
1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Tổ chức lại doanh nghiệp là một nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh nhằm đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Theo định nghĩa tại Khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014,tổ chức lại doanh nghiệplà việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Trong hoạt động của doanh nghiệp đôi khi phải cải tiến thay thế, mua lại sát nhập hay thậm chí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp âu cũng là cái nhu cầu thường thấy của các doanh nghiệp. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp cũng là 1 trong những biện pháp quan trọng để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn hoặc phát triển hơn, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.
Xem thêm >>> Khái niệm và điểm khác nhau giữa công ty và doanh nghiệp
2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
2.1 Chia doanh nghiệp
Chia doanh nghiệp là việc từ một doanh nghiệp sẽ hình thành hai hoặc nhiều doanh nghiệp mới, trên cơ sở doanh nghiệp bị chia. Doanh nghiệp bị chia sẽ chấm dứt hoạt động sau khi việc chia doanh nghiệp được hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:
- Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
- Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chia cho công ty mới;
- Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
- Kết hợp cả hai phương thức trên.
Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này.
2.2 Tách doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp là việc một hoặc nhiều doanh nghiệp (được gọi là doanh nghiệp được tách) được hình thành mới từ doanh nghiệp đang hoạt động (doanh nghiệp bị tách) nhưng không làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bị tách
Theo quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.
2.3 Hợp nhất doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp là hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
- Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.
Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
2.4 Sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một số công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập bào một công ty khác (gọi là công ty sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại tại của công ty bị sáp nhập. Như vậy, sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là “ngược lại” so với tách doanh nghiệp. Cũng tương tư như hợp nhất doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định việc sáp nhập đối với các mô hình công ty có tư cách pháp nhân, không áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân, đồng thời các công ty khác mô hình vẫn có thể sáp nhập được với nhau.
2.5 Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp quy điịnh các doanh nghiệp đều có thể chuyển đổi sang mô hình khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sở hữu đổi sang mô hình khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sở hữu trong quá trình kinh doanh. Những trường hợp được chuyển đổi, bao gồm:
- Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2014;
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2014;
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ( Điều 198 và Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014).
Phương thức và thủ tục chuyển đổi được Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể. Về nguyên tắc, công ty sau chuyển sẽ ké thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải cam kết bằng văn bản trước khi chuyển đổi để chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.
2.6 Tạm ngừng kinh doanh giải thể doanh nghiệp
Tạm ngừng kinh doanh:Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, pháp luật cho phép doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Việc tạm ngừng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí trong trường hợp kinh doanh không hiệu quả nhưng doanh nghiệp chưa muốn giải thể.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp số thuế còn nợ, đồng thời tiếp tục thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.
Giải thể doanh nghiệp:là việc doanh nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc chấm dứt hoạt động mà không thuộc trường hợp phá sản doanh nghiệp. Điều 201 Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp giải thể trong những trường hợp sau đây:
- Kết thúc thời hạn hoạt động để ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối bới công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].