Định giá doanh nghiệp, định giá công ty cổ phần, công ty startup, công ty khởi nghiệp, công ty công nghệ… hay xác định giá trị một công ty là nhu cầu rất phổ biến hiện nay của các chủ doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan thuế…nhằm phục vụ các các mục đích như cổ phần hóa, kêu gọi vốn đầu tư, phát hành cổ phiếu, xem xét hồ sơ vay vốn, kiểm tra thuế…Tuy nhiên nếu không phải người có chuyên môn về định giá doanh nghiệp, bạn cần nắm bắt được những tiêu chuẩn về thẩm định giá doanh nghiệp đang có hiện nay.
Thẩm định giá công ty sản xuất là gì?
Cũng giống như định giá doanh nghiệp nói chung, thẩm định giá công ty sản xuất được hiểu là hoạt động:
- Điều tra, phân tích và đánh giá chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty.
- Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp.
Nói cách khác, định giá công ty xản xuất chính là xác định giá trị chính xác của công ty đó theo giá trị thị trường thông qua các phân tích chi tiết về tài sản hữu hình và vô hình ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Các cơ sở xác định giá trị của công ty sản xuất
Khi các công ty sản xuất hoặc doanh nghiệp nói chung tiến hành thẩm định giá nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau thì thẩm định viên hay đơn vị thẩm định giá sẽ dựa trên cơ sở giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường. Việc lựa chọn giá trị thị trường hoặc phi thị trường sẽ phụ thuộc vào mục đích của khách hàng, đặc điểm của công ty cần thẩm định giá và các quy định có liên quan của pháp luật.
Sau khi tiến hành thẩm định giá, các đơn vị thẩm định giá sẽ phát hành Báo cáo và chứng thư thẩm định làm cơ sở phát lý xác định giá trị của công ty đó. Thông thường giá trị của doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục.
Tuy nhiên, nếu các thẩm định viên nhận định rằng các công ty sẽ phá sản hoặc chấm dứt hoạt động sau khi định giá thì Chứng thư thẩm định giá của công ty đó sẽ là giá trị doanh nghiệp có thời hạn hoặc giá trị thanh lý.
Các phương pháp định giá công ty sản xuất
Khi tiến hành định giá công ty sản xuất, thẩm định viên có thể tiếp cận theo các cách: tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.
Đối với cách tiếp cận từ thị trường: Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.
Đối với cách tiếp cận từ chi phí: Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.
Đối với cách tiếp cận từ thu nhập: Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.
Trích nguồn
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].