Quyền thẩm định? Quyền thẩm định và phương pháp định giá doanh nghiệp?
Thẩm định là một công việc rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chắc hẳn là một cụm từ khá quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất của hoạt động thẩm định, đặc biệt là về quyền thẩm định. Quyền thẩm định được sử dụng giống như là một chính sách nhằm mục đích bảo vệ cho các cổ đông.
1. Quyền thẩm định:
Ta hiểu về hoạt động thẩm định như sau:
Về bản chất thì thẩm định có nghĩa là việc các chủ thể thực hiện xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận bằng văn bản về một vấn đề nào đó, hoạt động này sẽ do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo đúng các quy định cụ thể.
Việc thẩm định có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau trong đời sống xã hội, cụ thể như thẩm định dự án, thầm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thẩm định dự thảo, văn bản quy phạm pháp luật.
Hiểu một cách khái quát nhất thì thẩm định trước hết được hiểu là hoạt động của một chủ thể được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá văn bản theo những tiêu chí nhất định. Tính đúng đắng của văn bản có thể được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau tùy thuộc vào loại, tính chất của văn bản đó.
Ta hiểu về quyền thẩm định như sau:
Quyền thẩm định được hiểu cơ bản là quyền theo luật định của các cổ đông thiểu số của một công ty để nhằm mục đích có một quy trình công bằng hoặc bên định giá độc lập nhằm xác định xem giá cổ phiếu có công bằng hay không và buộc công ty nhận mua lại phải chi trả lại các cổ phiếu với giá đó.
Quyền thẩm định cũng được xem là một chính sách bảo vệ cho các cổ đông, giúp ngăn chặn các công ty có liên quan đến việc sáp nhập khỏi việc chi trả ít hơn cho các cổ đông.
Quyền thẩm định trong tiếng Anh là gì?
Quyền thẩm định trong tiếng Anh là Appraisal Right.
Tìm hiểu về quyền thẩm định:
Các chủ thể là những nhà phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp định giá để nhằm mục đích xác định giá cổ phiếu và giá trị hợp lí của công ty bị mua lại, bao gồm các phương pháp dựa trên tài sản, phương pháp thu nhập hoặc dòng tiền, mô hình dữ liệu thị trường có thể so sánh và phương pháp kết hợp hoặc sử dụng công thức tính toán. Phương pháp định giá được hiểu là cách thức để tính giá một sản phẩm dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp dựa trên chi phí, lợi nhuận kì vọng,… để đạt được mục tiêu theo chiến lược mà doanh nghiệp đã chọn.
Mặc dù đa số các trường hợp về quyền thẩm định đều là về hợp nhất hoặc sáp nhập, nhưng các trường hợp này cũng có thể áp dụng trong trường hợp khi công ty thực hiện bất kì hành động đáng ngờ nào mà các cổ đông cho là gây hại tới lợi ích của họ. Trong sáp nhập và mua lại, quyền thẩm định sẽ cần phải đảm bảo rằng các cổ đông nhận được sự bồi thường thỏa đáng nếu sáp nhập hoặc mua lại ảnh hưởng tới lợi ích của các cổ đông đó.
2. Quyền thẩm định và phương pháp định giá doanh nghiệp:
2.1. Phương pháp định giá doanh nghiệp:
Khái niệm định giá doanh nghiệp:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Định giá doanh nghiệp thực chất là một khoa học và nghệ thuật, đây là hoạt động chuyên môn vừa mang tính kinh tế kĩ thuật, tính pháp lí, vừa mang tính xã hội.
Định giá doanh nghiệp sẽ luôn gắn liền và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Định giá doanh nghiệp là một điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là gì?
Định giá doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Business valuation.
Các phương pháp định giá doanh nghiệp:
– Phương pháp giá trị tài sản thuần:
Phương pháp tài sản được hiểu là phương pháp được các chủ thể sử dụng nhằm mục đích chính đó là để xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị của doanh nghiệp.
Phương pháp định giá theo tài sản thường được sử dụng hiện nay là phương pháp giá trị tài sản thuần. Theo phương pháp cụ thể này, giá trị của doanh nghiệp bằng với giá thị trường của toàn bộ tài sản trừ cho giá thị trường của tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp, hay hiểu một cách khác nghĩa là, giá trị thực tế của tài sản trừ đi giá trị thực tế của tất cả các khoản nợ.
– Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu:
Cơ sở lí thuyết của phương pháp đầu tư xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu này xuất phát từ quan điểm: giá trị của doanh nghiệp là giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai mà doanh nghiệp sẽ tạo ra. Không phụ thuộc vào giá trị của tài sản doanh nghiệp.
Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu dựa trên lí thuyết tài chính được mọi người chấp nhận rằng giá trị của một khoản đầu tư chính là những giá trị tương lai do sự đầu tư đó mang lại được chiết khấu về hiện tại để thể hiện giá trị theo thời gian của dòng tiền.
Theo phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu, tỉ suất chiết khấu dùng để chiết khấu dòng tiền tương lai thể hiện tỉ suất sinh lời mong muốn của doanh nghiệp được định giá và rủi ro của nó.
Chính bởi vì vậy mà giá trị của doanh nghiệp, trong trường hợp khái quát nhất, có thể được viết thành hiện giá của ngân lưu tự do kì vọng của doanh nghiệp đó.
Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng khá phổ biến hiện nay, đây là một phương pháp quan trọng được sử dụng nhằm thể hiện sự kì vọng tương lai về doanh nghiệp, chính vì vậy rất phù hợp với quan điểm của các chủ thể là những nhà đầu tư.
2.2. Quyền thẩm định và phương pháp định giá doanh nghiệp:
Như đã lưu ý cụ thể ở trên, có một số cách để định giá doanh nghiệp và đạt được giá cổ phiếu hợp lí nhằm mục đích để xoa dịu các cổ đông. Có một cách đó là định giá dựa trên tài sản, tập trung vào giá trị tài sản ròng của công ty hoặc giá trị thị trường hợp lí của tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả. Trong đó, ta viết rằng:
– Giá trị tài sản ròng được hiểu là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi tổng giá trị nợ phải trả của quỹ tại thời điểm định giá. Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/đvq (giá trị tài sản ròng của một đơn vị quỹ) để được sử dụng nhằm mục đích đánh giá giá trị chứng chỉ quỹ trên sổ sách và giá chứng chỉ quĩ mua vào.
– Chuẩn mực kế toán Việt Nam định nghĩa về nợ phải trả như sau: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình”. Nợ phải trả của một doanh nghiệp trên thực tế sẽ bao gồm các khoản nợ phải trả thông thường, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng.
Về cơ bản, phương pháp định giá dựa trên tài sản sẽ giúp xác định chi phí để tái tạo việc kinh doanh về mặt hữu hình. Phương pháp này được làm rõ bằng việc quyết định tài sản và nợ phải trả nào của công ty phải định giá và làm cách nào để đo lường giá trị của chúng. Ví dụ cụ thể như chắc chắn các phương pháp chi phí hàng tồn kho sẽ định giá hàng tồn kho của công ty theo những cách riêng biệt, dẫn đến thay đổi giá trị tổng thể về tài sản của công ty.
Một hình thức định giá doanh nghiệp khác là sử dụng các tỉ số thu nhập tương đồng, chẳng hạn như tỉ số giá trên thu nhập nhằm để xác định cách thức doanh nghiệp đối phó với các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ như nếu tỉ số giá trên thu nhập của một công ty có giá trị cao nhất trong nhóm so sánh, thì công ty này thực sự có lợi thế trong lĩnh vực mà công ty đó đang kinh doanh (lợi thế có thể là do công nghệ mới hoặc mua lại ngách thị trường mới) hoặc được định giá cao (nghĩa là giá của công ty quá cao so với lợi nhuận thực tế của nó).
Sau đó, các chủ thể là các nhà đánh giá độc lập có thể sử dụng dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng tiền nhằm mục đích để có thể đạt được giá cổ phiếu khách quan trong vấn đề quyền thẩm định.
Ngược lại với phương pháp phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng tiền đó chính là phương pháp định giá tương đối, phương pháp phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng tiền được coi là phương pháp nội tại, không phụ thuộc vào bất kì đối thủ cạnh tranh nào. Về cốt lõi, phương pháp phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng tiền sẽ dựa trên các dự báo về dòng tiền trong tương lai. Các giá trị này được điều chỉnh để có được giá trị thị trường hiện tại của công ty.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].