(TDGTS- Định giá cổ phiếu)– Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần và có khả năng cao sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cho chủ sở hữu chúng. Để việc đầu tư cổ phiếu chuyên nghiệp, lâu dài và có lợi nhuận cao thì bạn bắt buộc phải học cách định giá cổ phiếu.
Công thức xác định giá cổ phiếu là những công cụ giúp nhà đầu tư xác định giá trị thực của một cổ phiếu, nhưng có nhiều nhà đầu tư không quan tâm đến vấn đề định giá cổ phiếu, mua một cách vô thức hay phong trào của thị trường nên dẫn đến những hậu quả thua lỗ lớn.
Định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất. Đây là bước thực hiện vô cùng quan trọng các nhà đầu tư cần thực hiện trước quyết định đầu tư, vậy bạn đã thực sự hiểu định giá cổ phiếu là gì? Có những công thức định giá nào? Hãy cùng tìm hiểu những chia sẻ ở bài viết dưới đây.
1. Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là xác định giá trị thật của của cổ phiếu, có giá bao nhiêu tiền trong thời gian nhất định. Định giá cổ phiếu có thể hiểu như việc bạn xác nhận xem cổ phiếu đó có tiềm năng không, giá trị ở hiện tại như thế nào cũng như qua đó đánh giá được có nên mua hay nên bán cổ phiếu vào thời điểm này hay không.
Giữ hàng ngàn mã cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết thì bạn cần có cách để định giá cổ phiếu thì mới đảm bảo việc mua cổ phiếu an toàn, hạn chế rủi ro.
Dù là đầu tư chứng khoán lướt sóng hay lâu dài thì bạn cũng cần phải nắm bắt được cách định giá cổ phiếu. Hiện có rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu đơn giản mọi người nên chọn phương pháp phù hợp vừa áp dụng lâu dài vừa hợp xu hướng thị trường.
Định giá cổ phiếu có lợi ích gì?
Định giá cổ phiếu là cách xác định xem cổ phiếu tại thời điểm đó đáng giá bao nhiêu tiền? Nói cách khác, việc định giá chính là việc ta đi tìm giá trị thực bằng cách áp dụng công thức tính giá trị nội tại của cổ phiếu.
Sau khi định giá, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua nếu giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực và có thể bán ra nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực. Đây là nguyên lý cơ bản cho việc lời lãi khi đầu tư, mua bán cổ phiếu.
Trong nhiều trường hợp người đầu tư không thể bán cổ phiếu với mức giá cao hơn hoặc bằng giá trị thực, ta gọi đó là không thể thanh khoản.
Áp dụng các phương pháp định giá cổ phiếu như thế nào?
Không có công thức nào chung duy nhất định giá cho tất cả các công ty!
Không thể áp dụng 1 công thức chung để định giá cổ phiếu của mọi công ty. Do mỗi loại hình doanh nghiệp, nội lực doanh nghiệp, mỗi chu kỳ kinh doanh,… lại có giá trị khác nhau. Đôi khi có cả những loại cổ phiếu doanh nghiệp không thể định giá được bằng bất kỳ phương pháp nào.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Vì vậy khi đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư nên chọn những phân khúc cổ phiếu phù hợp với mình để định giá và đầu tư. Đồng thời, bạn cũng cần nắm được một số phương pháp định giá khác nhau để có thể áp dụng linh hoạt với những loại cổ phiếu khác nhau.
2. Các phương pháp định giá cổ phiếu
2.1 Mách bạn định giá cổ phiếu với phương pháp P/S
Phương pháp P/S thường được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hoặc doanh nghiệp có lợi nhuận năm không ổn định. Chỉ số P/S là viết tắt của Price Per Share. Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S:
P/S = Giá cổ phiếu / Doanh thu mỗi cổ phần
Hiện nay, trên một số website của các sàn chứng khoán, chỉ số P/S cũng được công ty chứng khoán tính sẵn giúp nhà đầu tư và đính kèm bên cạnh thông tin từng loại cổ phiếu. Bởi vậy, nếu hiểu và sử dụng được phương pháp này, sẽ rất tiện lợi cho bạn trong quá trình mua bán và đầu tư cổ phiếu.
P/S là một trong những phương pháp xác định giá cổ phiếu cơ bản. Phương pháp này, cũng là nền tảng của một số công thức định giá chuyên sâu khác. Vậy nếu bạn là người mới đầu tư cổ phiếu, đây là một trong những cách định giá bạn cần nắm được đầu tiên.
2.2 Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng
Đây là công thức được áp dụng bởi Peter Lynch & John Neff – 2 nhà đầu tư vĩ đại và có nhiều thành công trong việc đầu tư cổ phiếu.
Công thức định giá cổ phiếu được tính bằng:
(R + G) / PE > 1.5
Trong đó:
R là tỷ suất cổ tức (%);
G là tốc độ tăng trưởng dài hạn (%);
PE là chỉ số P/E của cổ phiếu.
Với công thức này, bạn có thể đưa ra định giá cá nhân của mình về một mã cổ phiếu bất kỳ. Từ đó, nhận định được rủi ro hoặc lợi nhuận nếu nắm giữ mã cổ phiếu này trong một thời gian dài.
Sử dụng công thức định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng này đòi hỏi bạn cần có một chút kinh nghiệm định giá cổ phiếu với các công thức cơ bản trước đó. Bởi vậy, nếu bạn là nhà đầu tư mới, hãy tìm hiểu các công thức được liệt kê phía trên trước nhé!
Sau khi có kinh nghiệm về định giá cổ phiếu, bạn sẽ dễ dàng trong việc linh hoạt lựa chọn từng công thức phù hợp khi định giá một loại cổ phiếu bất kỳ.
2.3 Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT
Đây là một phương pháp định giá, ít được sử dụng khi định giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng yêu thích và thường xuyên áp dụng phương pháp định giá này.
Công thức định giá cổ phiếu = EV / EBIT
Trong đó:
EV là giá trị doanh nghiệp (Bằng vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt);
EBIT là Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay.
Công thức này, có thể giúp bạn trong việc định giá và so sánh giá trị cổ phiếu của các công ty trong cùng ngành hàng và phân khúc. Thông thường, chỉ số EV/EBIT < 10 được xem là chỉ số tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét thêm các yếu tố nhiễu xung quanh để có được sự định giá và so sánh khách quan nhất.
Ví dụ, một loại cổ phiếu có chỉ số EV/EBIT thấp do yếu tố nhiễu gây nên thì trong nhiều trường hợp, loại cổ phiếu này vẫn được đánh giá là cực kỳ tiềm năng cho việc đầu tư.
2.4 Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG
Chỉ số PEG được xem là công thức tối ưu và cải tiến hơn của công thức P/E. Chỉ số P/E chỉ thể hiện bản chất tĩnh của doanh nghiệp, trong khi đó, chỉ số PEG thể hiện được cả bản chất động của doanh nghiệp được định giá.
Công thức PEG được đưa ra như sau:
PEG = PE/G
Trong đó:
PE chính là chỉ số P/E.
G là tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu (%)
Với cách tính này, ta có thể suy ra: Khi chỉ số PEG của cổ phiếu bằng 1, giá cổ phiếu bằng giá trị thực. Trong khi đó, nếu PEG > 1 có nghĩa là giá cổ phiếu hiện hành lớn hơn giá trị thực. Với PEG < 1 khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị thực.
Ngoài ra, khi định giá bằng công thức này, có trường hợp chỉ số PEG âm xảy ra do chỉ số G âm. Khi đó, doanh nghiệp định giá chưa ổn định, gặp những khó khăn tạm thời. Vậy khi G âm, không nên xét G ở hiện tại, mà nên xét G dài hạn, từ 3-10 năm sau.
2.5 Định giá cổ phiếu theo phương pháp Benjamin Graham
Đây là công thức định giá cổ phiếu không được quá nhiều người biết đến và sử dụng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhận định, đây là phương pháp định giá khá chính xác mà mỗi nhà đầu tư nên biết.
Benjamin Graham đã có công thức tính giá cổ phiếu như dưới đây:
Value = EPS x (8.5 +2g)
Trong đó:
Value: Là giá trị thực của cố phiếu mà ta đang nghiên cứu
EPS: Là ký hiệu cho tổng EPS của 12 tháng (tính trên mỗi cổ phần).
8,5: Đây là hằng số số biểu thị tỷ lệ PE của công ty, không cần thay đổi.
g: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của công ty
Những nhà đầu tư cổ phiếu sử dụng phương pháp định giá cổ phiếu này hầu hết cho rằng, “nghĩ giá trị thực của cổ phiếu là một con số chính xác là một sai lầm”, bởi thông thường đây là một con số ước lượng, là một dải rộng.
2.6 Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức
Chiết khấu cổ tức hay tỷ suất cổ tức là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá cổ phiếu. Vậy ta có công thức:
Chiết khấu cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá
Khi một nhà đầu tư nghe nói, có một loại cổ phiếu nào đó trả cổ tức 20%/ năm. Nhà đầu tư nên hiểu, điều này chính là họ trả cổ tức bằng 20% so với giá trị thực (mệnh giá) của cổ phiếu.
Ví dụ:
Với loại cổ phiếu có giá trị thực là 30.000 VNĐ thì cổ tức 30% nghĩa là 6.000 VNĐ, cổ tức 15% nghĩa là 3.000 VNĐ.
Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức cũng là một trong các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản nhất, được nhiều nhà đầu tư mới áp dụng khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
2.7 Hướng dẫn định giá cổ phiếu với phương pháp P/E
Chỉ số P/E hay còn gọi là PER, là cụm viết tắt của Price to Earning Ratio. Chỉ số P/E tính bằng số năm một nhà đầu tư hòa vốn trong quá trình đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp (với lợi nhuận không đổi).
Công thức định giá cổ phiếu chỉ với công thức P/E:
P/E = Giá thị trường / EPS
Trong đó:
P (viết tắt của Market Price): Giá thị trường tại một thời điểm giao dịch
2.8 Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
Chỉ số P/B viết đầy đủ là Price to Book Value Ratio (PBR). Chỉ số này tính bằng cách: Phân tích giá cổ phiếu hiện tại gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B:
P/B = Giá cổ phiếu thị trường / Thư giá của 1 cổ phiếu
Chỉ số P/B phù hợp trong việc định giá các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như các công ty đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ. Ngoài ra theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia đầu tư, phương pháp này không hữu hiệu đối với những công ty có sức tăng trưởng nhanh.
2.9 Cách định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền
Giá trị nội tại của doanh nghiệp nào cũng được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào của nó. Nhờ vậy, chúng ta có thể căn cứ vào đây, để phần nào xác định được giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền, ta có công thức:
PV = FV / (1 + r)^n
Trong đó:
r là suất chiết khấu, còn n là số năm đầu tư
PV là viết tắt của Present Value: Giá trị thực tại của cổ phiếu
Dựa theo dòng tiền là phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản và phổ biến nhất được nhiều người sử dụng. Nếu bạn là mới bước chân vào đầu tư cổ phiếu, đây chính là phương pháp định giá cơ bản và đầu tiên mà bạn cần biết đến.
Tuy nhiên, công thức này thường ít được các nhà đầu tư lớn áp dụng bởi kết quả chỉ mang tính chung chung, tham khảo chứ không thể hiện được chính xác giá trị thực của cổ phiếu.
EPS (viết tắt của Earning Per Share): Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu
Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu lại được tính theo công thức sau:
EPS = (Lợi nhuận sau khi trừ thuế – Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi) / Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Như vậy, chỉ số P/E thể hiện con số nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận. Khi chỉ số P/E thấp, cổ phiếu đang bị định giá thấp, có nghĩa là công ty đang gặp vấn đề trong tài chính tuy nhiên công ty có lợi nhuận đột biến, có thể là nhờ bán tài sản, hoặc được nhận đầu tư thêm…
Ngược lại, chỉ số P/E cao thể hiện triển vọng tương lai công ty tốt, lợi nhuận ít nhưng mang tính chất tạm thời. Dựa vào điều này, các nhà đầu tư có thể căn cứ để đưa ra quyết định mua, bán cổ phiếu.
2.10 Các phương pháp đánh giá doanh nghiệp
Các phương pháp đánh giá doanh nghiệp như chỉ số ROE, chỉ số ROA, Nợ, Hàng tồn kho, khoản phải thu, sản phẩm, lợi thế cạnh tranh
Bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn 10 công thức định giá cổ phiếu cơ bản hiểu quả và đơn giản nhưng đặc biệt quan trọng với những nhà đầu tư mới. Hãy là những nhà đầu tư thông minh, nắm bắt kiến thức thật vững trước khi quyết định đầu tư.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].