Bảng khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm được quy định như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật Minh Khuê để giải đáp vấn đề trên:
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định của: Luật đất đai năm 2013; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất; Nghị định số 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất; Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
1. Khung giá đất là gì?
Khung giá đất là khoản xác định giá đất từ tối thiểu đến tối đa đối với từng loại đất do nhà nước quy định. Khung giá đất chính là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh lấy đó căn cứ để xây dựng và công bố bảng giá đất tại từng địa phương áp dụng để thuê tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tính giá trị tài sản khi giao đất, tính tiền thuế sử dụng và thuế chuyển quyền sử dụng đất,…. Khung giá đất sẽ bao gồm: Khung giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp; đất khu dân cư nông thôn; đất đô thị, đầu mối giao thông; khu du lịch, khu thương mại và đất đô thị. Chính phủ quy định các phương pháp để xác định giá đất, khung giá đất, khung giá các loại đất cho từng vùng theo thời gian, các trường hợp phải điều chỉnh giá và việc xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ Điều 133 Luật Đất đai năm 2013 quy định về khung giá đất hiện nay quy định khung giá đất được xác định là khoảng giá từ mức giá tối thiểu đến mức giá tối đa đối với từng loại đất theo từng vùng cụ thể. Khung đất sẽ được ban hành định kỳ trong vòng 5 năm 01 lần. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm 20% trở lên so với giá tối thiểu theo khung giá thì Chính phủ sẽ có sự điều chỉnh khung giá đất sao cho phù hợp. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.
Việc xây dựng khung giá đất sẽ dựa trên nguyên tắc định giá đất, phương pháp định giá đất; kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường, các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.
2. Nội dung khung giá đất
Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về Nội dung khung giá đất:
Quy định về mức giá tối thiểu, tối đa đối với các loại đât sau đây:
– Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; khung giá đất trồng cây lâu năm; khung giá đất rừng sản xuất; khung giá đất nuôi trồng thủy sản; khung giá đất làm muối;…
– Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Khung giá đất ở tại nông thôn; khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; Khung giá đất ở tại đô thị; Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ đô thị.
Khung giá đất sẽ được quy định theo các vùng kinh tế và loại đô thị khác nhau. Vùng kinh tế bao gồm: vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Bắc trung Bộ, Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc quy định khung giá đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp tại nông thôn của mỗi vùng kinh tế sẽ được xác định theo 03 loại xã đồng bằng trung du và miền núi; và còn được quy định theo các loại đô thị. Khung giá đất sẽ là cơ sở để sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bẳng giá đất tại địa phương đó.
3. Bảng khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm khác
Khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác được pháp luật hiện hành quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ, cụ thể:
Loại xã | Xã đồng bằng | Xã trung du | Xã miền núi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phụ Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
2. Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Phòng,Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái bình và Ninh Bình.
3. Vùng Bắc trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên Hóa;
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
5. Vùng Tây nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk lawsk và Lâm Đồng;
6. vùng Đông nam bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và thành phố Hồ CHí Minh;
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố trực thuoc Trung ương; long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].