Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Thẩm định dự án đầu tưcùng các quy định pháp luật có liên quan là gì? thamdinhgia.net sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
I. Thẩm định dự án đầu tư là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2020 giải thích từ ngữ dự án đầu tư được hiểu như sau:
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích toàn diện nội dung dự án đã được thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để đi đến kết luận chính xác về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển của chủ đầu tư và của quốc gia.
II. Phân biệt thẩm định và thẩm tra khác nhau như thế nào?
Tiêu chí | Thẩm định | Thẩm tra |
Khái niệm | Là việc thực hiện xem xét, đánh giá và có thể đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề cụ thể nào đó, hoạt động thẩm định này trên thực tế sẽ do các tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn và có trình độ nghiệp vụ thực hiện | Là việc tiến hành kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào đó để nhằm mục đích có thể đi đến kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi của vấn đề. |
Chủ thể thực hiện | Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện. | Các tổ chức tư vấn thực hiện. |
Bản chất | Sự đánh giá tổng thể chứ không từng phần. | Sự đánh giá chi tiết hơn, cụ thể và từng phần, nội dun |
III. Quy định thẩm định dự án đầu tư
3.1 Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất
Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật đầu tư 2020 và Khoản 1 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư quy định hồ sơ để thẩm định dự án đầu tư như sau:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
– Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
– Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Như vậy, khi thực hiện thẩm định dự án đầu tư các nhà đầu tư cần phải chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
IV. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định nội dung thẩm định dự án đầu tư nhưng nội dung cơ bản như sau:
– Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
– Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
– Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
– Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
– Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư đảm bảo yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
– Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Như vậy, khi tiến hành thẩm định những dự án đầu tư nhất định không thể thiếu một trong những nội dung như trên.
V. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định dự án đầu tư được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập các dữ liệu và thông tin tài liệu cần thiết
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đối với doanh nghiệp và đối với dự án đầu tư để tiến hành thẩm định dự án một cách nhanh nhất, đúng quy định.
Bước 2: Thu thập thêm các thông tin tài liệu khác
Khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư cần thu thập thông tin tài liệu về các vấn đề kinh tế – xã hội; Các văn bản về pháp luật có liên quan; phân tích thị trường trên cả nước và nước ngoài. …..
Bước 3: Xử lý và đánh giá thông tin
Sau khi đã tiến hành thu thập những thông tin cần thiết thì cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá thông tin theo chiều hướng chính xác nhất.
Bước 4: Lập ra tờ trình về thẩm định dự án đầu tư
Cán bộ thẩm định sẽ lập ra tờ trình về việc thẩm định dự án đầu tư khác nhau.
VI. Tại sao cần phải thẩm định dự án đầu tư
6.1 Những rủi ro thường gặp nếu không thẩm định dự án đầu tư
Một số rủi ro thường gặp nếu không tiến hành thẩm định dự án đầu tư như sau:
– Thực hiện thẩm định dự án đầu tư nhằm đảm bảo tính xác thực trong các thông tin và hiệu quả do dự án đem lại
– Nếu không thực hiện thẩm định thì các nhà đầu tư sẽ đánh mất nhiều cơ hội tốt trong quá trình đầu tư và gặp nhiều rủi ro về vấn đề chi phí và cơ hội phát triển.
– Đối với các nhà tài trợ nếu không tiến hành thẩm định thì sẽ làm hạn chế cũng như không biết rõ tính khả thi, khả năng hoàn trả nợ của dự án điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề đảm bảo lợi nhuận
– Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: nếu không tiến hành thẩm định sẽ không biết rõ được mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái, mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm….. Từ đó ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, môi trường và an sinh xã hội….
Trên thực tế khi tiến hành thẩm định sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề pháp lý khác nhau. Nếu quý bạn đọc quan tâm và muốn tìm hiểu hãy liên hệ với chúng tôi. thamdinhgia.net luôn luôn lắng nghe và giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để vấn đề khách hàng gặp phải.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].