Thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng là công tác tổ chức đánh giá xem xét và phân tích một cách khách quan trung thực và toàn diện về các nội dung trong dự án xây dựng nhằm đảm bảo dự án mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư và xã hội cũng như phân tích tham tra thiết kế toàn diện đề án thiết kế cơ sở nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án trước khi tiến hành triển khai thi công xây dựng.
Làm thế nào để dự án đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả cho bạn đó chính là trách nhiệm mà công tác thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng sẽ làm.
Lợi ích của công tác thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng:
– Đánh giá phân tích tổng thể từng phương án đầu tư giúp chủ đầu tư lựa chọn 1 giải pháp chất lượng và hiệu quả nhất.
– Đánh giá sự cần thiết của dự án liên quan đến các vấn để: Kinh tế, xã hội, công nghệ sử dụng, vệ sinh môi trường.
– Đánh giá các phương án tài chính, khả năng thu hồi vốn nhằm giúp các nhà tài trợ dự án có quyết định đúng đắn và chính xác nhất về quyết định có cho vay vốn hay không.
Nội dung quy trình thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng:
1. Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng:
– Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh, ….
– Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Thẩm định kỹ thuật:
– Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện
a. Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án.
– Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng.
– Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án.
– Ngân sách và thực trạng giá cả nguyên vật liệu hiện tại.
– Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công dự án.
– Các phương án thay thế, sửa chữa.
b. Thẩm định các yếu tố đầu vào:
– Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng, và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn.
– Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.
c. Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án:
– Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung.
– Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ.
– Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự án.
– Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.
d. Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án:
– Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư.
– Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật.
– Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.
3. Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:
– Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án.
– Đánh giá nguồn vốn đầu tư.
– Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].