(TDGTS- Pháp lý cơ bản về thuế)–Pháp luật về thuế luôn là một lĩnh vực có tính chất phức tạp cao, dễ gây nhầm lẫn giữa các chế định về thuế khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi định nghĩa thuế là gì? và thống kê những vấn đề pháp lý cơ bản về thuế để các bạn đọc có thể tham khảo và ứng dụng vào thực tế kinh doanh
1. Thuế là gì?
Bản chất của thuế là một vấn đề hết sức phức tạp, trên thế giới cho đến hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau. Việc quy định về thuế (đặc biệt là quy định các đối tượng bị đánh thuế và thuế suất) thường chủ yếu bị ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị hoặc tình hình của nền kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
Một cách đơn giản nhất, thuế được hiểu là khoản trích nộp bằng tiền mà các tổ chức, cá nhân phải đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhà nước. Cụ thể hơn, thuế được xem là khoản thu mà chủ thể nộp thuế có nghĩa vụ phải đóng góp cho quỹ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế.
Theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam, khái niệm thuế được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những khoản thu được định danh là thuế do Quốc hội ban hành. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, thuế được hiểu theo nghĩa rộng, trong đó bao gồm cả những khoản thu bắt buộc như phí, lệ phí và khoản trích nộp khác (ví dụ: cho các quỹ công như Quỹ bảo hiểm xã hội, các khoản đóng góp do chính quyền địa phương quyết định cũng được coi là thuế.
Theo Adam Smith (1776) trong tác phẩm“Của cải của các dân tộc”thì các công dân của mỗi nước phải đóng góp cho Chính phủ theo khả năng của mỗi người, nghĩa là tỷ lệ với lợi tức mà họ được thụ hưởng do sự bảo vệ của nhà nước. Thêm vào đó, quy định về thuế cần chắc chắn, rõ ràng để có thể thực hiện được. Cũng theo Adam Smith, chỉ có hai loại thuế nên thu là thuế đối với hàng hóa xa xỉ và thuế đối với đất đai, còn những loại thuế khác đều không có lợi cho nền kinh tế.
Theo quan điểm của khoa học pháp lý, thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Thuế do Quốc hội ban hành dưới hình thức đạo luật.
Dưới hình thức là đạo luật, các quy định về thuế sẽ có hiệu lực pháp lý cao để các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trên thực tế. Việc thuế được ban hành dưới hình thức đạo luật, nhất là các loại thuế quan đối phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, bởi lẽ, thuế là trọng là nguồn thu quan trọng của nhà nước và gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của công dân, tổ chức nên phải được cơ quan lập pháp cân nhắc và quyền định. Trong lịch sử pháp luật thuế Việt Nam, ở một số giai đoạn, với một số loại thuế dang trong quá trình hoàn thiện về mặt lập pháp, Quốc hội đã uỷ quyền cho Uỷ ban Thương vụ Quốc hội ban hành dưới hình thức Pháp lệnh”.
- Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
Có nghĩa là, chủ thể nộp thuế không được nhà nước cam kết hoàn trả chắc chắn dưới bất kỳ hình thức gì và những lợi ích mà chủ thể nộp thuế được nhận từ nhà nước cũng không so sánh về mặt giá trị với số tiền sẽ cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội.
Bên cạnh những đặc điểm trên, thuế còn có tính chất không đối khoản. Nghĩa là, số tiền thu được từ thuế sẽ được nhà nước chi dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, và việc định ra một loại thuế không nhằm đáp ứng một khoản chi cụ thể của Nhà nước. Đặc điểm này của thuế được Gaston Jère để cập trong cuốnTài chính công vào năm 1936.
2. Phân loại thuế
Điều đáng chú ý ở những vấn đề pháp lý cơ bản về thuế là phân loại thuế. Có nhiều tiêu chí để phân loại thuế, trong đó có hai tiêu chí phố biến là phân loại theo tác động của thuế và phân loại theo đối tượng chịu thuế.
* Theo tác động của thuế thì có thuế được chia thành hai nhóm là thuế gián thu và thuế trực thu.
Thuế gián thulà loại thuế mà về lý thuyết, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế không phải gánh chịu khoản thuế đã nộp (tức là chủ thể nộp thuế không thực sự mất một phần thu nhập vì khoản thuế này). Thuế gián thu chủ yếu do các chủ thể kinh doanh nộp và được coi là một khoản chi phí tính gộp vào giá bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Do vậy, chủ thể thực sự phải gánh chịu khoản thuế này chính là tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Những loại thuế thường được coi là thuế gián thu ở Việt Nam bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và một số loại thuế khác.
Khác với thuế gián thu,thuế trực thulà loại thuể mà chủ thể nộp thuế cũng đồng thời là chủ thể gánh chịu thuế (nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ mất một phần thu nhập của chính mình vì thuế). Các loại thuế được coi là thuế trực thu ở Việt Nam bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Việc phân chia thành thuế trực thu và thuế gián thu thường không có ý nghĩa nhiều trong việc thi hành pháp luật, vì đối với các cơ quan quản lý thuế thì ai là người nộp thuế mới là đối tượng được quản lý. Tuy nhiên, khi nhà làm luật xác định đúng chủ thể chịu thuế sẽ góp phần xây dựng chính sách và ban hành pháp luật thuế một cách hiệu quả.
* Theo tiêu chí đối tuợng bị đánh thuế thì thuế được chia thành thuế hàng hoá, thuế tài sản và thuế thu nhập
Thuế hàng hóalà các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và lưu thông trên thị trường. Chủ thể sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế phải có nghĩa vụ nộp thuế hàng hóa. Thuế hàng hóa được coi là chi phí kinh doanh nên chủ thể thực sự gánh chịu thuế là người tiêu dùng. Chính vì lý do này mà thuế hàng hóa còn được gọi là thuế tiêu dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ thể kinh doanh phải gánh chịu toàn bộ hoặc một phần thuế hàng hóa. Ví dụ: trường hợp cho tặng hàng hóa, khuyến mãi bằng quà tặng hoặc khấu trừ tiền mặt.
Ở Việt Nam, thuế hàng hóa bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và một số loại thuế khác.
Thuế tài sảnlà các loại thuế có đối tượng chịu thuế là một tài sản cụ thể do chủ thể nộp thuế là tổ chức, cá nhân sẽ hoặc đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chịu thuế. Thuế tài sản khác với thuế hàng hóa ở chỗ, những tài sản bị đánh thuế không được coi là hàng hóa mà là tài sản được bắt đầu hoặc đang trong quá trình sử dụng. Thuế tài sản cũng khác với thuế thu nhập ở chỗ, đối tượng bị đánh thuế của thuế thu nhập là thu nhập trong một khoảng tượng thời gian nhất định được quy đổi thành giá trị (mặc dù thu nhập có được là tài sản cụ thể mà không phải bằng tiền). Tuy nhiên, ranh giới giữa thuế tài sản và thuế thu nhập đôi khi không rõ ràng, chẳng hạn như trường hợp được biếu tặng, hay thừa kế một tài sản cụ thể, Hiện nay, việc có được một tài sản từ việc tặng cho, thừa kế thường được xem là phát sinh thu nhập và phải nộp thuế thu nhập
Ở hầu hết các quốc gia, ngoài thuế hàng hoá và thuế thu nhập, đều có thuế tài sản. Tuy nhiên, phổ biến không có luật riêng về thuế tài sản.
Thuật ngữthuế tài sảnthường được dùng để chỉ tất cả các loại thuế đánh vào tài sản. Thuế tài sản được coi là một loại thuế bổ sung những mặt khiếm khuyết của thuế thu nhập.
Thông thường có hai phương thức đánh thuế tài sản là đánh thuế vào việc xác lập quyền sở hữu tài sản và đánh thuế vào quá trình sử dụng tài sản.
Thuế tài sản đánh vào việc xác lập quyền sở hữu tài sảnthường được áp dụng đối với các tài sản được đăng ký quyền sở hữu (hiện nay được gọi làlệ phí trước bạ). Nhiều quan điểm cho rằng, thuế tài nguyên cũng là một dạng thuế tài sản, khi tổ chức khai thác tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân để trở thành tài sản của mình
Thuế tài sản đánh vào quá trình sử dụng tài sảnđược thu hàng năm như thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Ở một số quốc gia, một số tài sản loại tài sản có giá trị cao cũng trở thành đối tượng chịu thuế của thuế tài sản.
Thuế thu nhậplà loại thuế mà đối tượng chịu thuế là khoản thu nhập của chủ thể nộp thuế. Theo cách hiểu chung nhất, thu nhập chịu thuế của một chủ thể là phần chênh lệch giữa giá trị những khoản được nhận với giá trị các khoản phải trả trong một khoảng thời gian nhất định. Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu phổ biến nhất, được coi là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết của cải xã hội để thực hiện chức năng tái phân phối của mình.
Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, thuế thu nhập gồm hai loại là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, mặc dù hai loại thuế này có thể được ban hành trong cùng một văn bản luật hay được ban hành riêng rẽ.Thuế thu nhập doanh nghiệpđánh vào thu nhập của các loại hình doanh nghiệp và tổ chức có hoạt động kinh doanh và các hoạt động sinh lời khác.Thuế thu nhập cá nhânđánh vào thu nhập của chủ thể nộp thuế là cá nhân như thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, các khoản thặng dư khác mà cá nhân có được trong kỳ tính thuế.
3. Khái quát về quan hệ pháp luật thuế và hệ thống pháp luật thuế hiện hành ở Việt Nam
Quan hệ pháp luật thuế là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể pháp luật trong quá trình quản lý, thu, nộp thế và được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật thuế. Về bản chất quan hệ pháp luật thuế có 02 loại sau đây:
Quan hệ hành chính – công vụ:Hầu hết các quan hệ pháp luật thuế được xác lập giữa một bên là cơ quan quản lý nhà nước về thuế và bên kia là chủ thể nộp thuế trong quá trình quản lý thu thuế và thực hiện việc nộp thuế. Cơ quan quản lý thuế thực hiện chức năng là cơ quan quản lý nhà nước với đối tượng quản lý là các chủ thể nộp thuế. Do đó, với bản chất là quan hệ quan hệ hành chính – công vụ, pháp luật thường xác định cơ quan quản lý thuế và công chức quản lý thuế được thực hiện những quyền hạn nhất định theo pháp luật và không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Việc vượt ra ngoài quyền hạn được trao sẽ đuợc xem là trái pháp luật.
Những tranh chấp trong quan hệ pháp luật thuế dạng này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính.
Quan hệ hợp đồng:Một số quan hệ pháp luật thuế phát sinh có thể được thực hiện theo tính chất thỏa thuận giữa các bên chủ thể, do đó thuộc về quan hệ pháp luật dân sự. Cơ quan quản lý thuế có thể thoả thuận để ủy thác việc thu thuế cho ngân hàng thương mại trên địa bàn. Tương tự, chủ thể nộp thuế cũng có thể khai thuế, nộp thuế thông qua thỏa thuận với đại lý thuế hoặc đại lý hải quan. Vì là quan hệ hợp đồng nên các bên có quyền tự do ý chí để thỏa thuận và thực hiện. Những tranh chấp xảy ra trong quan hệ pháp luật thuế dạng này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.
Hệ thống pháp luật thuế hiện hành ở Việt Nam được phát triển và hoàn thiện dần, kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991 đã để ra yêu cầu:“Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đối mới quản lý kinh tế. Phải phát huy thế mạnh của các thành phẩn kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phân theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”.Do đó, hệ thống thuế mới phải bảo đảm được mối quan hệ hợp lý về cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu, cùng với sự phát triển của trình độ sản xuất và trình độ quản lý trong hoàn cảnh thu nhập dân cư ở ta còn thấp, thu nhập kinh doanh phổ biến chưa cao, việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn còn yếu kém và thuế gián thu đang chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu các loại thuế.
Trong giai đoạn này, các văn bản luật thuế sau đây được lần lượt được Quốc hội ban hành:
- Luật Thuế doanh thu, ngày 30/6/1990
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ngày 30/6/1990
- Luật Thuế lợi tức ngày 30/6/1990
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ngày 26/12/1991
- Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp ngày 10/3/1993
- Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất ngày 1/7/1994
Bằng hình thức pháp lệnh, Hội đồng nhà nước lần lượt ban hành các pháp lệnh về thuế sau đây:
- Pháp lệnh Thuế tài nguyên, ngày 30/3/1990
- Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, ngày 27/12/1990
- Pháp lệnh Thuế nhà, đất, ngày 31/7/1992
Trong những năm gần đây, sự suy giảm của nền kinh tế nói chung đã ảnh hưởng đến nguồn thu từ thuế. Khả năng nộp thuế của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thị trường bất động sản gần như tê liệt đã ảnh hưởng lớn đến đã được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn kinh tế xã hội như Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tiêu thu đặc biệt, v.v. Nhưng sửa đổi này trên thực tế đến nay chưa có nhiều thông tin để kiểm chứng tính hiệu quả, nhưng cũng có những tác động tích cực đến tâm lý của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].