Những năm gần đây sở hữu trí tuệ là lĩnh vực được nhiều cá nhân, tổ chức cũng như doanh nghiệp quan tâm. Sở hữu trí tuệ được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp, đóng góp vào sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp là thước đo quá trình lớn mạnh của doanh nghiệp. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là một trong các tranh chấp phổ biến, nhất là trong hoạt động kinh doanh
Nhưng mấy ai biết rõ được sở hữu trí tuệ là gì? Khi xảy ra tranh chấp sở hữu trí tuệ thì cần giải quyết như thế nào? Tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết
1. Khái niệm sở hữu trí tuệ
Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Đó là năng lực riêng của con người mà không một loài sinh vật nào khác có được. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ.
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. Đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng cũng như các tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong các hoạt động thương mại.
Ở các nước phát triển, luật Sở hữu trí tuệ được ban hành từ rất sớm (ở Mỹ năm 1787, ở Pháp năm 1791, ở Bỉ năm 1854, ở Nhật năm 1855, ở Nga năm 1870, ở Đức năm 1877,…) Cùng với những bước tiến của xã hội loài người, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang lại những giá trị lớn lao về mặt vật chất và tinh thần. Do đó ngày nay tất cả quốc gia trên thế giới đều có luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
2.1 Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Vậy tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Từ định nghĩa trên có thể phân tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thành bốn loại, cụ thể:
- Tranh chấp quyền tác giả có thể có tính chất thuần túy liên quan quyền nhân thân và/hoặc thuần túy liên quan đến quyền tài sản.
- Tranh chấp quyền liên quan.
- Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
- Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.
2.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lí các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Các biện pháp giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự.
2.2.1 Biện pháp hành chính
Theo yêu cầu của chủ thể có quyền hoặc các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do chính cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện các hành xi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì biện pháp hành chính được thực thi.
Biện pháp hành chính là biện pháp tương đối hữu hiệu trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Biện pháp này đề cao vai trò của chủ thể có quyền; có sự phối hợp giữa cơ quan các cấp trong việc xử lý vi phạm. Để áp dụng biện pháp hành chính thì các chứng cứ về quyền sở hữu trí tuệ phải rõ ràng, nhất là về căn cứ xác lập quyền cũng như các hành vi xâm phạm.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Theo quy định tại Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005, khi xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể có hành vi sau đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2.2.2 Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Bộ luật hình sự Việt Nam có quy định về các tội sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194);…
Khi xảy ra tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý bằng biện pháp hình sự nếu chủ thế đó thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong các điều luật nêu trên. Có thể thấy thông thường trên thực tế, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý hình sự nếu trước đó đã bị xử lý hành chính.
2.2.3 Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự là biện pháp quan trọng nhất trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, nếu như biện pháp hành chinh và biện pháp hình sự chỉ mang tính chất trừng trị, răn đe đối với chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì biện pháp dân sự lại có thể bảo đảm hơn quyền lợi của chủ thể bị vi phạm thông qua cơ chế yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tại quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị áp dụng các biện pháp sau đây:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
Về thẩm quyền giải quyết
Đối với biện pháp này thì Toà án đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên dựa trên nền tảng tranh tụng theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trong đó, đối với các tranh chấp dân sự về quyền sở hữu trí tuệ thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết (khoản 4 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) và đối với tranh chấp kinh doanh thương mại về quyền sở hữu trí tuệ thì thẩm quyền thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh (khoản 2 Điều 30 Bộ lụât tố tụng dân sự 2015).
Về điều kiện khởi kiện
Đối với các tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả thì việc khởi kiện vụ án dân sự chỉ được thực hiện nếu như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đã phát sinh và thời hạn bảo hộ vẫn còn.
Đối với các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp thì điều kiện đặt ra là quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập và còn thời hạn bảo hộ.
Về quyền khởi kiện
Một trong những căn cứ để Toà án thụ lý giải quyết vụ án đó chính là người khởi kiện có quyền. Theo hướng dẫn của Thông tư số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP thì chủ thể quyền khởi kiện phụ thuộc vào đối tượng bị tranh chấp, trong đó:
Đối với tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả:
- Tác giả;
- Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
- Người thừa kế hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
- Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
- Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng;
- Người biểu diễn;
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình;
- Tổ chức phát sóng;
- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được uỷ thác quyền;
- Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật
- Quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp
- Cá nhân, tổ chức tranh chấp về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
- Tác giả, đồng tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quốc tế nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng;
- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại;
- Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho cá nhân, tổ chức được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;
- Tổ chức, cá nhân có đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
- Người thừa kế hợp pháp của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; hoặc người thừa kế hợp pháp, người kế thừa quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Cá nhân, tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Cá nhân, tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].