Tài chính là công cụ để điều tiết sự phát triển nền kinh tế. Để xây dựng vững vàng huyết mạch này, các doanh nghiệp trong nước cần xây dựng cho mình những rào chắn bảo vệ an toàn. Thẩm định giá ra đời giải quyết bài toán thiết lập cán cân định giá tài sản. Cùng tìm hiểu về quy định về thẩm định giá mua sắm tài sản ngay sau đây.
Về nguyên tắc hoạt động thẩm định giá, kết quả hoạt động thẩm định giá theo quy định về thẩm định giá mua sắm tài sản
Điều 29 của Luật giá quy định hoạt động thẩm định giá cần phải tuân thủ 04 nguyên tắc sau: (i) Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam; (ii) Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật; (iii) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá và (iv) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Điều 32 của Luật giá quy định về kết quả thẩm định giá như sau: (i) Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản. (ii) Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (iii) Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
Quy định trên là hành lang pháp lý quan trọng, xuyên suốt trong hoạt động thẩm định giá nói chung và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá là hoạt động mang tính tư vấn nói riêng.
Các quy định đối với thẩm định viên về giá
Thẩm định viên về giá hành nghề
a) Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá
Người có đủ các điều kiện sau thì được đăng ký hành nghề thẩm định giá: (i) có Thẻ thẩm định viên về giá; (ii) có đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá. Tại một thời điểm nhất định thẩm định viên về giá chỉ được đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp thẩm định giá.
Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá:
– Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật giá.
– Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
– Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
– Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
– Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.
b) Đăng ký hành nghề đối với thẩm định viên về giá
Thẩm định viên về giá muốn hành nghề thẩm định giá phải đăng ký hành nghề tại một doanh nghiệp thẩm định giá. Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) quản lý danh sách thẩm định viên hành nghề thẩm định giá thông qua doanh nghiệp thẩm định giá.
Thẩm định viên về giá không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề thẩm định giá được Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thông báo (hàng năm) thì không được hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp và không được ký chứng thư thẩm định giá của doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
a) Quyền của thẩm định viên về giá hành nghề
– Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
– Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
– Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;
– Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b) Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
– Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;
– Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;
– Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;
– Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;
– Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Để hướng dẫn Luật Giá, cùng với Nghị định số 89/2013/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực thẩm định giá, theo đó thẩm định viên về giá sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm của mỗi hành vi.
Các hành vi vi phạm cụ thể được quy định tại Nghị định trên và Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 hướng dẫn Nghị định như: Tiết lộ hồ sơ thông tin khách hàng, nhận tiền, không áp dụng đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá, đăng ký hành nghề tại 2 doanh nghiệp trở lên, làm sai lệch hồ sơ tài sản dẫn tới sai lệch kết quả thẩm định giá….
Ngoài phạt tiền, Nhà nước cũng quy định những trường hợp bị tước có thời hạn Thẻ thẩm định viên về giá và phải nộp ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất chính.
Nhà nước phải tiến hành thẩm định đối với loại tài sản nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Giá 2012 có quy định về tài sản thẩm định giá như sau:
“Điều 31. Tài sản thẩm định giá
Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giátheo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, Nhà nước phải tiến hành thẩm định giá đối với tài sản trong trường hợp có quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Giá 2012 có quy định về phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước như sau;
“Điều 44. Phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước
Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau:
Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;
Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;
Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, Nhà nước có thể thực hiện hoạt động thẩm định giá của mình trong phạm vi nêu trên.
Nhà nước thẩm định giá đối với những yêu cầu thẩm định giá tài sản nào theo quy định về thẩm định giá mua sắm tài sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 89/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về yêu cầu thẩm định giá tài sản như sau:
“Điều 23. Yêu cầu thẩm định giá tài sản
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu hoặc đề nghị (sau đây gọi chung là yêu cầu) bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá, cụ thể như sau:
a) Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá đối với tài sản nhà nước trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước đã đăng công khai thông tin sau 15 (mười lăm) ngày mời cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhưng không có doanh nghiệp thẩm định giá tham gia, trừ trường hợp đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước;
d) Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Điểm n Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.”
Đồng thời, khoản 2, khoản 3 Điều này quy định những nội dung chính cần có trong văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản gồm:
“2. Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên cơ quan yêu cầu thẩm định giá;
b) Nội dung yêu cầu thẩm định giá;
c) Thông tin về tài sản cần thẩm định giá kèm theo tài liệu có liên quan; chứng thư giám định tình trạng kinh tế-kỹ thuật, chất lượng của tài sản cần thẩm định giá; chứng thư, báo cáo kết quả thẩm định giá (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
Trường hợp cần thiết phải có ý kiến thẩm định giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ lý do yêu cầu có ý kiến thẩm định giá.”
Quy định về thẩm định giá mua sắm tài sản áp dụng đối với các loại tài sản:
1) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;
2) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
3) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;
4) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.
Quy định về thẩm định giá mua sắm tài sản – Đối với giá trị tài sản
Những Tài sản của Nhà nước nêu trên có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:
1) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;
2) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
3) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;
4) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.
Quy định về thẩm định giá mua sắm tài sản – Đối tượng mua sắm:
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài nêu trên (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định mua sắm tài sản.
Tài sản của nhà nước phải thẩm định quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định; việc thẩm định mua sắm tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].