Phương pháp tiếp cận theo chi phí : Tính tổng chi phí tạo ra sản phẩm Sở hữu trí tuệ).
Định giá tài sản trí tuệ là gì?
Định giá tài sản được hiểu là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường.
Theo đó, định giá tài sản trí tuệ có thể được hiểu là hoạt động xác định giá trị và đưa ra giá cả của một tài sản trí tuệ cụ thể tại một thời điểm xác định làm căn cứ cho các hoạt đọng giao dịch mua bán, tài sản trí tuệ đó trên thị trường.
Tài sản trí tuệ là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Có những tài sản trí tuệ mang giá trị rất lớn, thậm chí lớn hơn rất nhiều giá trị hữu hình của doanh nghiệp. Do đó, định giá tài sản trí tuệ là việc làm hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp biết được giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Các phương pháp định giá tài sản trí tuệ:
Giá trị của tài sản trí tuệ dựa trên lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận trong tương lai, vì vậy việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ khó khăn và phức tạp hơn so với các dạng tài sản vô hình khác. Hiện nay, có 03 phương pháp định giá tài sản trí tuệ phổ biến sau:
Phương pháp tiếp cận theo chi phí: Là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản trí tuệ tương tự tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá.
Đối với phương pháp này có hai cách để tính ra tổng chi phí tạo ra sản phẩm sở hữu trí tuệ đó là:
Cách 1: Dựa trên giá trị theo chi phí quá khứ (tức là xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ).
Cách 2: Dựa trên chi phí thay thế (tức là xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản trí tuệ có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai giống như tài sản đang được định giá).
– Phương pháp tiếp cận theo thu nhập:Xem xét khả năng sinh lợi của tài sản sở hữu
trí tuệ bao gồm: cả lợi ích hiện tại và những lợi ích tương lai.
– Phương pháp tiếp cận theo thị trường: Là phương pháp định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản trí tuệ tương tự với tài sản cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Áp dụng phương pháp này sẽ rất tốt nhưng nó không thực thi trong điều kiện Việt Nam vì các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm các giao dịch tài sản trí tuệ tương tự trên thị trường. Đối với phương pháp này có hai cách định giá sau:
Cách 1: Định giá tài sản trí tuệ dựa trên sự so sánh các mức giá đạt được trong các giao dịch tương đương giữa các bên độc lập trên thị trường. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải đạt được những điều kiện nhất định như có thị trường tích cực và công khai, có sẵn các chỉ số và cá tình huống phù hợp để so sánh, đồng thời cũng cần có những nguồn thông tin để đối chiếu, cụ thể là những dao dịch liên quan đối tượng tương đương cùng mức giá, lợi nhuận để so sánh.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp khác kết hợp các phương pháp nên trên như:
– Phương pháp lợi nhuận vượt trội;
– Phương pháp định giá cao;
– Phương pháp tiết kiệm chi phí;
– Phương pháp tiết kiệm phí bản quyền.
Tùy vào từng mục đích, tính chất, đặc điểm của tài sản trí tuệ cần định giá cũng như thị trường mà người định giá có thể lựa chọn một trong những phương pháp định giá nêu trên cho phù hợp để áp dụng, đồng thời cũng có thể kết hợp các phương pháp định giá này để kiểm tra, so sánh, đối chiếu để có thể định giá được mức giá phù hợp.
Có thể thấy hiện nay những giao dịch liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng nhãn hiệu ngày càng nhiều, do đó việc định giá tài sản trí tuệ giúp bảo vệ quyền tác giả của các nhà khoa học, giúp các nhà khoa học có mức thu nhập phù hợp đối với trí tuệ của mình tạo ra, từ đó khuyến khích cũng như đảm bảo điều kiện để tiến hành hoạt động nghiên cứu, sáng tạo.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].