Thẩm định giá là một trong những nội dung tư vấn tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Tuy nhiên, thẩm định giá được định nghĩa khái niệm như thế nào, điều kiện để các công ty, doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá và quy trình thủ tục thẩm định giá cụ thể diễn ra theo thứ tự vẫn còn chưa được đề cập nhiều. Chính vì vậy, bài viết dưới đây thông tin đến quý bạn đọc quy định pháp luật về thẩm định giá như sau.
Thẩm định giá là gì, mục đích của việc thẩm định giá
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Mục đích của việc thẩm định giá:
- Xác định giá trị của tài sản để chuyển giao quyền sở hữu: ví dụ về việc xác định giá bán; thiết lập cơ sở giao dịch tài sản…
- Xác định giá trị của tài sản để phục vụ mục đích – tín dụng như hoạt động cầm cố, thế chấp tài sản, xác định giá trị hợp đồng bảo hiểm tài sản,
- Xác định giá trị tài sản để phát triển đầu tư
- Xác định giá trị của tài sản trong doanh nghiệp nhằm: lập báo cáo thống kê, xác định giá trị doanh nghiệp,…
- Xác định giá trị tài sản nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý như: tìm giá trị tính thuế hàng năm; xác định giá trị bồi khi Nhà nước thu hồi tài sản,…
Cơ sở pháp lý: Khoản 15 Điều 4 Luật giá 2012
Các phương pháp thẩm định giá
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chi phí
- Phương pháp vốn hóa trực tiếp
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu…
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Mục I tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam giá số 08; điểm c.2 khoản c Điều 9, khoản 4 Mục I tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam giá số 09, Cách tiếp cận từ chi phí ban hành kèm theo Thông tư 126/2015/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09, 10.
Điều kiện doanh nghiệp hành nghề kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 39 Luật giá 2012
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 39 Luật giá 2012
Doanh nghiệp tư nhân
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 39 Luật giá 2012
Công ty hợp danh
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 39 Luật giá 2012
Công ty cổ phần
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 39 Luật giá 2012
Quy trình thủ tục thực hiện thẩm định giá tài sản
- Bước 1: xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở để tiến hành thẩm định giá
- Bước 2: lập kế hoạch thẩm định giá
- Bước 3: khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Bước 4: phân tích thông tin đã thu thập được
- Bước 5: xác định giá trị tài sản thẩm định giá
- Bước 6: lập báo cáo kết quả, chứng thư thẩm định giá và gửi cho các bên có liên quan
Cơ sở pháp lý: điểm 1 Mục II Nội dung tiêu chuẩn theo (Ký hiệu: TĐGVN 05) Thông tư 28/2015/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06, 07.
Như vậy, có thể thấy thẩm định giá có một ý nghĩa, mục đích quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc hiểu rõ các quy định pháp luật về điều thành lập hành nghề thẩm định giá, quy trình thủ tục thẩm định và các phương pháp thẩm định giá sẽ là lợi thế rất lớn đối với các cá nhân, tổ chức đang quan tâm đến nó. Trong trường hợp khi tìm hiểu vấn đề thẩm định giá.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].