Ở Việt Nam, ngành thẩm định giá ngày càng phát triển, đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ chuyên môn cao. Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp Thẩm định giá đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thực thể kinh tế, từ việc xác định giá trị các nguồn vốn tài sản cho đến các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và quản lý chiến lược nâng cao giá trị doanh nghiệp…
Việc tuân thủ và chấp hành pháp luật về thẩm định giá rất quan trọng để xây dựng một ngành hoạt động theo pháp luật và có trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp vi phạm pháp luật do các doanh nghiệp không cập nhật kịp thời các quy định mới, đặc biệt là về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Công tác kiểm tra của Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng hầu hết các tổ chức có ý thức chấp hành tốt các quy định về quản lý hoạt động thẩm định giá. Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế còn tồn đọng trong quản lý và hoạt động của họ, các doanh nghiệp cần khẩn trương cập nhật và nắm bắt những thay đổi để rút kinh nghiệm và khắc phục.
Thẩm định giá là nghề tư vấn quan trọng giúp các bên liên quan đánh giá toàn diện và dự tính giá trị tài sản dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính. Quá trình thẩm định giá phụ thuộc vào phương pháp và phân tích thông tin của từng thẩm định viên, điều này dẫn đến kết quả thẩm định khác nhau dù cho cùng một tài sản và thời điểm.
Trong hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, dịch vụ thẩm định giá giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới thành công của thương vụ. Thông qua quá trình thẩm định, các thẩm định viên sẽ xác định rõ ràng giá trị thực của doanh nghiệp, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, và xem xét lại tình hình tài chính và hiệu suất kinh doanh, từ đó giúp các doanh nghiệp mua lại có nền tảng vững chắc về cơ hội và rủi ro trước khi quyết định sáp nhập.
Việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho các thẩm định viên là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo hoạt động thẩm định giá công bằng và chính xác trong bối cảnh hội nhập. Bộ Tài chính đã tiến hành cấp phép và kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp thẩm định giá, đồng thời xử phạt các doanh nghiệp vi phạm hành chính để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia thị trường.
Nghề thẩm định giá xuất hiện trên thế giới từ những năm 40 của thế kỉ XX và dần dần trở thành một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu về việc xác định giá trị tài sản trong nền kinh tế thị trường. Tại Việt Nam, nghề Thẩm định giá chính thức được thừa nhận và phát triển mạnh trên toàn quốc vào khoảng giữa năm 2005 và dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2006. Điều này đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm minh bạch thị trường và đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Thông qua hoạt động thẩm định giá, các bên tham gia thị trường không chỉ xác định giá trị tài sản một cách khách quan, mà còn đảm bảo được lợi ích của mọi bên trong các giao dịch, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, ngăn ngừa lãng phí và cải thiện hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên.
Như vậy, việc thực thi chặt chẽ pháp luật trong ngành thẩm định giá không chỉ là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan mà còn góp phần làm minh bạch thị trường, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thông qua các hoạt động như việc cấp phép, kiểm tra và xử phạt vi phạm, Bộ Tài chính đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá, đảm bảo cho ngành này phát triển bền vững và đúng đắn trong thời gian tới.
Việt Nam quán triệt rất chặt chẽ các hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Hiện nay, có không ít công ty thẩm định giá uy tín đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Một trong số đó là Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC), đơn vị Thẩm định giá đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá – Bộ Tài chính. Trải qua hơn 25 năm hoạt động, VVFC đã có nhiều thành tích tốt trong hoạt động, tuân thủ tốt pháp luật và tiêu chuẩn Thẩm định giá. Đến nay, VVFC luôn là đơn vị có số lượng Thẩm định viên nhiều nhất trên cả nước, với 17 chi nhánh và văn phòng đại diện khắp đất nước.
Theo báo cáo đánh giá kết quả hoạt động Thẩm định giá giai đoạn 2013-2016, nhờ có hoạt động Thẩm định giá, dự toán chi từ ngân sách nhà nước để dành mua sắm tài sản nhà nước giảm ước khoảng 10-15% so với dự toán ban đầu. Ngành Thẩm định giá đã trở thành hoạt động chuyên nghiệp và góp mặt rất nhiều trong các giao dịch về tài sản. Cho đến nay, Thẩm định giá không chỉ đóng vai trò trung gian xác định giá trị tài sản một cách khách quan, làm cơ sở để các giao dịch về tài sản thực hiện thành công, bảo đảm được lợi ích các bên tham gia giao dịch mà còn góp phần tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư mua sắm tài sản; chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm minh bạch hóa thị trường. Thẩm định giá đúng sẽ giúp kinh tế phát triển, ngược lại thẩm định sai sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế.
Thẩm định giá là một nghề quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp rất cao. Các doanh nghiệp Thẩm định giá và thẩm định viên cần phải không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn và giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo kết quả thẩm định hoàn toàn khách quan, trung thực và chính xác trong bối cảnh hội nhập.
Nhìn thấy rõ tiềm năng phát triển của lĩnh vực thẩm định giá, ngày càng nhiều các trường đại học đưa thẩm định giá trở thành một ngành/ chuyên ngành để đào tạo chuyên sâu. Cùng với đó, các cuộc thi về Thẩm định giá cũng được tổ chức thường xuyên để những ai có niềm yêu thích với lĩnh vực này có được cơ hội hiểu sâu, hiểu rõ hơn về nghề cũng như được cập nhật thêm kiến thức về Thẩm định giá. Mới đây, Học viện Tài chính đã tổ chức thành công cuộc thi
“Nhà Thẩm định và Kinh doanh bất động sản tài ba 2024”, với sự góp mặt của ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam.
Ngoài việc lĩnh vực thẩm định giá ngày càng được chú trọng, xu hướng phát triển công nghệ cũng có thể gây ra thách thức cho ngành trong tương lai. Blockchain, một công nghệ mới xuất hiện và được coi là một đột phá về công nghệ, có thể làm giảm các sai sót và gian lận trong quá trình thẩm định. Tuy nhiên, sự phát triển của Blockchain cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ hội việc làm trong ngành thẩm định giá. Hiện nay, lĩnh vực này thu hút nhiều sinh
viên, nhưng nếu Blockchain phát triển mạnh mẽ trong tương lai, sẽ có nguy cơ số lượng sinh viên tốt nghiệp vượt quá nhu cầu tuyển dụng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Để tránh nguy cơ lãng phí lao động, các trường đại học nên hạn chế việc mở ngành học ồ ạt mà không đảm bảo đủ điều kiện về đội ngũ giảng dạy và cơ sở vật chất. Ngoài ra, khi thực hiện công tác tuyển sinh, cần đồng thời chỉ rõ tiềm năng cũng như thách thức của ngành cho sinh viên, giúp họ có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này và điều chỉnh được tỉ lệ thất nghiệp trong tương lai.
Việc nghiên cứu và phát triển lĩnh vực Thẩm định giá cần phải được thực hiện một cách cân bằng, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong bối cảnh các thách thức và công nghệ mới.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].