Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên? Tài sản thẩm định giá? Gói thầu mua sắm thường xuyên giá trị từ bao nhiêu bắt buộc phải thẩm định định giá?
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên?
Tại Khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu 2013 quy định Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên như sau:
– Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;
– Quyết định mua sắm được phê duyệt;
– Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
– Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);
– Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).
Tài sản thẩm định giá?
Căn cứ Điều 31 Luật Giá 2012 quy định Tài sản thẩm định giá bao gồm:
– Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
– Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Gói thầu mua sắm thường xuyên giá trị từ bao nhiêu bắt buộc phải thẩm định định giá?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về việc yêu cầu thẩm định giá tài sản như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu hoặc đề nghị (sau đây gọi chung là yêu cầu) bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 Luật Giá 2012, cụ thể như sau:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
+ Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
+ Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá đối với tài sản nhà nước trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước đã đăng công khai thông tin sau 15 (mười lăm) ngày mời cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhưng không có doanh nghiệp thẩm định giá tham gia, trừ trường hợp đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước;
+ Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Điểm n Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 89/2013/NĐ-CP.
– Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:
+ Tên cơ quan yêu cầu thẩm định giá;
+ Nội dung yêu cầu thẩm định giá;
+ Thông tin về tài sản cần thẩm định giá kèm theo tài liệu có liên quan; chứng thư giám định tình trạng kinh tế-kỹ thuật, chất lượng của tài sản cần thẩm định giá; chứng thư, báo cáo kết quả thẩm định giá (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
– Trường hợp cần thiết phải có ý kiến thẩm định giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Nghị định 89/2013/NĐ-CP thì trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ lý do yêu cầu có ý kiến thẩm định giá.
Như vậy, hiện pháp luật không quy định Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị từ bao nhiêu bắt buộc phải thẩm định định giá. Mà việc thẩm định giá thực hiện theo quy định nêu trên.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].