Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản cũng như về biểu phí thẩm định giá của bộ tài chính, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên.
Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thực hiện những nhiệm vụ gì liên quan đến hoạt động thẩm định giá?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 89/2013/NĐ-CP có quy định những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá như sau:
“Điều 9. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
[…]
Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:
a) Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;
d) Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;
đ) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;
e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội.”
Như vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể liên quan đến hoạt động thẩm định giá như nguyên tắc thực hiện, quy trình thực hiện, nhiệm vụ thẩm định giá của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá và thời hạn sử dụng của chứng thư thẩm định giá.
Chứng thư thẩm định giá là gì?
Căn cứ Luật Giá 2012 quy định về chứng thư thẩm định giá, theo đó, chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Chứng thư thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá.
– Thông tin về khách hàng thẩm định giá.
– Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kinh tế – kỹ thuật).
– Mục đích thẩm định giá.
– Thời điểm thẩm định giá.
– Căn cứ pháp lý.
– Cơ sở giá trị của tài sản thẩm định giá.
– Giả thiết và giả thiết đặc biệt
– Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
– Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá.
– Kết quả thẩm định giá cuối cùng.
– Họ tên, số thẻ và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký Báo cáo.
– Họ tên, số thẻ, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có) của doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá. Họ tên, số thẻ, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá theo ủy quyền của doanh nghiệp thẩm định giá.
– Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá.
– Các phụ lục kèm theo
Chứng thư thẩm định giá là kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được lập thành văn bản và chỉ được sử dụng vào mục đích đã ghi trong hợp đồng. Theo đó, kết quả thẩm định giá được quy định như sau:
– Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
– Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
Như vậy có thể thấy được, chứng thư số đóng vai trò vô cùng quan trọng là kết quả để các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản của các cá nhân, cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
Trong nội dung của chứng thư thẩm định giá nêu rõ về mục đích thẩm định giá cho nên chứng thư thẩm định giá phải được dùng đúng với mục đích đã được đi trong hợp đồng thẩm định giá trong thời hạn thẩm định giá có hiệu lực cũng đã được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và kịp thời cung cấp dịch vụ thẩm định giá đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá vẫn còn tồn tại cần phải chấn chỉnh hoạt động. Chính vì vậy, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng giám đốc/Giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh các hoạt động tại đơn vị.
Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thẩm định giá, cũng như các pháp luật có liên quan.
Việc tiếp nhận và cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản (bao gồm cả thẩm định giá tư vấn cho các doanh nghiệp xác định giá trị các tài sản đảm bảo để doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp), doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình thẩm định giá được quy định tại Điều 30 Luật giá; tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, theo đó chú trọng đến tính độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ đúng pháp luật.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 37, Điều 42 Luật giá.
Đồng thời, tăng cường việc kiểm soát chất lượng thẩm định giá nội bộ; thường xuyên tự tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sai sót trong quá trình thẩm định giá.
Bên cạnh đó, chủ động trong việc thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá của doanh nghiệp; thực hiện lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật kiến thức thẩm định giá hàng năm nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; đặc biệt là những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thẩm định giá; báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) khi có sự thay đổi thông tin về doanh nghiệp và thẩm định viên theo đúng quy định./.
Biểu phí thẩm định giá của bộ tài chính, Biểu phí thẩm định giá Bất động sản
Loại tài sản | Giá trị tài sản(tỷ đồng) | ||||||||
0,5 | 1 | 2 | 5 | 10 | 20 | 50 | 100 | 200 | |
Đất ở/ nhà ở | |||||||||
Đất nền dự án | 1,7 | 2,3 | 3,2 | 5,0 | 6,9 | 9,5 | – | – | – |
Nhà phố/căn hộ | 1,7 | 2,4 | 3,3 | 5,2 | 7,2 | 9,9 | 15,6 | 21,6 | 29,9 |
Biệt thự sân vườn | – | – | 4,3 | 6,8 | 9,4 | 13,0 | 20,5 | 28,3 | 39,1 |
Đất trống/ đất dự án/ đất sản xuất kinh doanh | |||||||||
Diện tích 500m2 | 2,0 | 2,8 | 3,9 | 6,1 | 8,5 | 11,7 | 18,4 | 25,4 | 35,1 |
Diện tích 1000m2 | – | 3,1 | 4,2 | 6,7 | 9,2 | 12,7 | 20,0 | 27,7 | 38,2 |
Diện tích 5000m2 | – | – | 4,6 | 7,3 | 10,0 | 13,9 | 21,8 | 30,2 | 41,7 |
Diện tích 10.000m2 | – | – | – | 8,0 | 11,0 | 15,2 | 23,9 | 33,1 | 45,7 |
Diện tích 50.000m2 | – | – | – | – | 12,1 | 16,7 | 26,3 | 36,4 | 50,3 |
Diện tích 100.000m2 | – | – | – | – | – | 18,5 | 29,2 | 40,3 | 55,7 |
Công trình xây dựng trên đất | |||||||||
Nhà văn phòng/trụ sở cơ quan | – | 3,4 | 4,7 | 7,4 | 10,3 | 14,2 | 22,3 | 30,9 | 42,7 |
Kho, xưởng sản xuất | – | 3,1 | 4,3 | 6,8 | 9,4 | 13,0 | 20,5 | 28,3 | 39,1 |
Sân, đường nội bộ | – | 4,6 | 6,3 | 9,9 | 13,7 | 18,9 | 29,8 | 41,2 | 56,9 |
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Các chú ý:
Mức phí trên đã gồm thuế giá trị gia tăng (VAT);
Áp dụng cho từng tài sản riêng lẻ hoặc nhóm tài sản có cùng đặc điểm, tính chất;
Quy mô hoặc giá trị tài sản thẩm định không thuộc khung trên thì áp dụng theo mức có giá trị gần nhất hoặc tính theo phương pháp nội suy; tài sản không thuộc các nhóm trên, áp dụng theo biểu phí khác hoặc thỏa thuận;
Áp dụng thống nhất tại các tỉnh/thành phố có trụ sở hoặc văn phòng của AMAX (trong bán kính15kmtính từ văn phòng công ty); tài sản nằm ngoài vị trí trên sẽ được cộng thêm chi phí di chuyển80.000đồngcho mỗi5kmtăng thêm hoặc tính theo giá phí di chuyển thực tế trên thị trường (xe chất lượng cao/tàu hỏa/máy bay…, tùy trường hợp cụ thể); Trường hợp phải lưu trú qua đêm tại địa phương nơi có tài sản, phí cộng thêm450.000đồng/người/ngày đêm;
Biểu phí thẩm định giá của bộ tài chính được tính thêm từ1,2đến1,5lần cho các trường hợp không đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý/ kỹ thuật (cần thiết) liên quan;
Biểu phí thẩm định giá của bộ tài chính có thể còn thương lượng trong một số trường hợp.
Trên đây là bài viết tư vấn về biểu phí thẩm định giá của bộ tài chính của thamdinh.com.vn. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0909399961để được tư vấn miễn phí.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].