Phân công còn dàn trải dẫn đến nhiều đầu mối quản lý giá
Một trong các nội dung trọng tâm của Luật Giá hiện hành là quy định các danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý và gắn với các nguyên tắc về phân công, phân cấp để tạo thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.
Theo nhận định của Bộ Tài chính, việc phân công, phân cấp thẩm quyền giữa các cơ quan trung ương và địa phương đã bước đầu tạo sự minh bạch, rõ ràng giúp cho các cơ quan nhà nước xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý giá đối với từng lĩnh vực. Qua đó, đã tạo sự thuận lợi cho công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giá ở trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp trong quản lý giá được giao cho Chính phủ quy định chi tiết tại các văn bản hướng dẫn Luật. Thực tiễn cho thấy, trong Luật chưa đặt ra các nguyên tắc trong phân công, phân cấp đã làm việc phân công, phân cấp của Chính phủ trong thực tiễn đôi lúc còn chưa thể hiện rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong từng khâu, do đó trong một số trường hợp không phát huy được hết tính hiệu quả; việc phân cấp định giá Nhà nước từ trung ương xuống địa phương còn thiếu tính đồng bộ.
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) cũng quy định rõ thẩm quyền định giá của từng hàng hóa, dịch vụ kèm theo danh mục hàng hóa. |
Ông Phạm Văn Bình – Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phân tích: Đối với các cơ quan trung ương, việc phân công nhiệm vụ giữa Bộ Tài chính với các bộ, ngành còn khá dàn trải, dẫn đến nhiều đầu mối quản lý giá, trong khi quy trình thực hiện chưa gắn với trách nhiệm của cơ quan chủ trì thực hiện, nên khi có những phát sinh vướng mắc thường có sự đùn đẩy trách nhiệm. Cơ chế phân công đôi khi còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng “cơ quan nào làm được thì phân công” mà chưa gắn với yếu tố chuyên ngành, chuyên môn, thiếu tính nguyên tắc để đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
Đối với các cơ quan địa phương, việc phân cấp xuống địa phương chưa đưa ra nguyên tắc cụ thể để làm cơ sở cho UBND tỉnh tiếp tục phân công trách nhiệm thực hiện cho các sở, ngành chuyên môn. Điều này dẫn đến một thực tế là việc áp dụng không có sự thống nhất giữa các địa phương; có những mặt hàng giao sở chuyên ngành, nhưng có tỉnh giao sở tài chính; trong khi trách nhiệm thẩm định phương án giá do sở tài chính thực hiện. Vì vậy, trong đa số các trường hợp, khi có phát sinh vướng mắc phải giải trình với các cơ quan chức năng, thì trách nhiệm đều thuộc sở tài chính.
Định rõ nhiệm vụ, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm
Thực tế trên cho thấy, cần phải tiếp tục rà soát các quy định giữa Luật Giá với các luật chuyên ngành, trên cơ sở đó kiến nghị điều chỉnh một cách hợp lý, phù hợp trong công tác quản lý, điều hành giá theo hướng một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giá trong tình hình mới.
Nội dung này đã được quán triệt và thể hiện khi Bộ Tài chính chủ trì xây dựng dự án Luật Giá (sửa đổi) để trình Chính phủ trình Quốc hội.
Tiếp tục hoàn thiện Luật Giá (sửa đổi) Bộ Tài chính đang tiếp tục phối hợp với Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội hoàn thiện dự án Luật, đảm bảo chất lượng trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vào tháng 5/2023.v |
Theo cơ quan soạn thảo, phương án chính sách trọng tâm đề ra là phải quy định rõ về nguyên tắc trong phân công, phân cấp quản lý giá, nhất là đối với biện pháp định giá nhà nước. Như vậy, Chính phủ sẽ chỉ định hướng các mục tiêu quản lý, điều hành giá chung, ban hành hoặc chỉ đạo các bộ ban hành các văn bản dưới Luật nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện. Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định giá đối với một số mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đó, thẩm quyền, trách nhiệm định giá các hàng hóa, dịch vụ cụ thể sẽ cơ bản được giao cho cấp bộ theo lĩnh vực quản lý hàng hóa, dịch vụ và cấp UBND tỉnh theo phạm vi địa bàn quản lý. Việc phân công, phân cấp như vậy là phù hợp với công tác tổ chức thực hiện trong thực tiễn, phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương để thuận lợi triển khai, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm.
Định hướng thứ hai là phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính và các bộ, ngành, giữa sở tài chính và các sở chuyên ngành. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật bổ sung quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, các bộ và UBND cấp tỉnh nhằm tăng cường tính minh bạch, rõ ràng, bảo đảm tính thống nhất trong công tác thực hiện. Quy định này cần được cụ thể hóa để làm rõ hơn vai trò chủ trì, vai trò phối hợp trong thực hiện để xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, tránh sự đùn đẩy.
Đặc biệt, dự thảo cũng quy định rõ thẩm quyền định giá của từng hàng hóa, dịch vụ kèm theo danh mục hàng hóa, dịch vụ định giá tại Luật. Để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, cũng như thực tiễn của công tác quản lý, điều tiết giá, dự thảo Luật đã đưa ra khỏi danh mục 14 nhóm hàng hóa, dịch vụ và bổ sung thêm 2 hàng hóa, dịch vụ vào danh mục. Như vậy đã xác định được 40 hàng hóa, dịch vụ cần tiếp tục thực hiện cơ chế định giá Nhà nước. Tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã quy định cụ thể về thẩm quyền định giá từng hàng hóa, dịch vụ gắn với các hình thức định giá cụ thể nhằm tạo sự minh bạch, thuận lợi cho công tác triển khai.
Thu hẹp phạm vi hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá còn 7 mặt hàng Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Giá, danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá gồm 11 loại hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Những biến động về giá của các hàng hóa, dịch vụ này thường có tác động lớn đến các chỉ số điều hành kinh tế vĩ mô của đất nước, cũng như khả năng ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân. Tuy nhiên, hiện nay danh mục và cơ chế điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ này phát sinh tồn tại, hạn chế và chưa phù hợp với yêu cầu của thực hiện quản lý Trên cơ sở rà soát, đánh giá Luật Giá và các Luật chuyên ngành hiện có quy định về giá, tại Luật Giá (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung. Cụ thể: Giữ nguyên 5 mặt hàng hiện đang được quy định tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá của Luật Giá gồm: xăng, dầu thành phẩm; phân Urê, phân NPK; thóc, gạo tẻ thường; sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Vì đây là những mặt hàng thiết yếu, rất quan trọng cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, đưa ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá của Luật Giá 4 mặt hàng, gồm: điện (vì đã thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá); khí dầu mỏ hóa lỏng (do đang áp dụng quản lý theo hình thức tương đồng với giá tham chiếu đang được đề xuất tại dự án Luật Giá (sửa đổi); muối ăn và đường ăn (do duy trì mức giá tương đối ổn định, cung cầu ít biến động và cơ cấu tiêu dùng đang theo xu hướng giảm bớt). Đồng thời, bổ sung thêm 2 mặt hàng thiết yếu đối với đời sống và sản xuất chăn nuôi gồm thức ăn chăn nuôi; trang thiết bị, vật tư y tế. Như vậy, so với Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại Luật Giá hiện hành, phạm vi hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá đã được thu hẹp còn 7 mặt hàng. Đồng thời, tại Luật Giá (sửa đổi) chỉ quy định nguyên tắc xác định Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và giao Chính phủ quy định chi tiết để đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý, điều hành thực tiễn. |
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ.
Đ/c: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: – 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinhgia.net
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học